Trong tình yêu ai cũng từng vấp ngã, nếu hạnh phúc là một con đường thẳng thì người ta sẽ chẳng cần theo đuổi và cố gắng làm gì.
Cô dâu Lâm Tú Ngân (1997) và chú rể Lưu Hữu Phú (1995) vừa “về một nhà” cùng xây tổ ấm. Niềm hạnh phúc chung đôi sau bao trắc trở này chắc chỉ ai từng trải qua mới thấu được.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Từ tình yêu thuở học trò đầy ngô nghê…
Ngân chia sẻ: “Hai đứa gặp nhau lần đầu khi học cùng lớp Anh văn, anh là người bắt chuyện trước. Thời đó tụi mình chủ yếu liên lạc qua Ola và Yahoo. Mình mới lớp 7, còn anh hơn mình 2 tuổi nên sau lần đầu trốn học đi chơi bị phụ huynh “tóm” thì hai đứa ăn “no đòn” cả tuần“.
Khi được Marry hỏi hai bạn yêu nhau từ khi nào, cô nàng cười: “Thì đơn giản là hia (vai anh trong tiếng Hoa) thích Nghín (Ngân) nên tụi mình cứ bên nhau vậy thôi hà“.
Tình yêu đâu chỉ là những phút giây ngọt ngào, cãi vả “như cơm bữa”, cả hai đã chia tay tận 3 lần, thậm chí mỗi người còn yêu người khác trước khi gặp lại nhau.
Tưởng như chia xa mãi mãi thì cái hôm “định mệnh” lại thổi bùng ngọn lửa tình vốn luôn âm ỉ mà dai dẳng. Ngân và Phú tình cờ gặp lại trong bữa tiệc của người quen. Có lẽ bởi cả hai sinh ra vốn đã dành cho nhau nên sau khi đi một vòng lớn, tình yêu lại kéo họ về lại bên nhau.
…đến đám cưới lung linh ngọt ngào
Chắc vì chia tay 3 lần nên… Phú đến nhà hỏi cưới lần thứ 3 mới được nhà gái đồng ý!
Được biết, ông bà hai bên đều là người Hoa, nguyên quán Quảng Đông và sang Việt Nam từ những năm 40. Lúc xưa gia đình ở “xóm Gẫy” Cần Thơ là nơi cộng đồng Hoa kiều sinh sống, chủ yếu nhờ nghề nông và buôn bán nhỏ.
Vì là người Hoa, Ngân lại là con gái út nên cả nhà quyết định phải tổ chức một đám cưới đúng như lễ nghi truyền thống. “Cả đời người chỉ có một lần nên mình quyết tâm đầu tư bài bản luôn. Tất cả trang phục cô dâu chú rể, sườn xám của đội bê tráp đều trực tiếp mang về từ Trung Quốc.” – Ngân nói.
Theo truyền thống, tất cả trang phục, đồ dùng liên quan đến cô dâu chú rể đều được phủ vải đỏ và phải dùng cành lựu quét qua để xóa bỏ xui rủi.
Không giống như người Việt, trong lễ rước dâu của người Hoa cha mẹ cô dâu không đi đưa dâu và cha mẹ chú rể cũng không được đi đón. Trong đêm tân hôn, hai vợ chồng nhất định phải ăn hết quýt mà cha mẹ chồng để trên giường (quýt trong tiếng Hoa là đại kiết, ngụ ý cả đời đại cát đại lợi).
Sáng ngày đầu tiên, theo đúng lệ con dâu sẽ phải dậy sớm, dâng trà, rót nước rửa mặt cho cha mẹ chồng, riêng Ngân được cưng nên cha mẹ miễn luôn. Tuy nhiên trong 3 ngày đầu dâu mới không được về, không được đi ngang nhà mẹ ruột. Sau 3 ngày, cô dâu chú rể cùng nhau mang cặp vịt về thăm cha mẹ cô dâu, gọi là lễ Phản bái.
“Vậy giờ hai người còn cãi nhau không?” – Ngân vui vẻ: “Cãi nhau cả ngày đó chứ! Mà quan trọng là có người cãi thì có người nhịn, cãi xong mình kéo nhau đi ăn là huề cả làng, haha“.
Khi Marry hỏi về dự định tương lai thì cô dâu “than thở”: “Mình còn chưa được đi hưởng tuần trăng mật vì phải ở cữ 4 tháng. Cái này cũng là tục lệ của người Hoa, trong vòng 4 tháng kể từ lễ cưới, cô dâu chú rể không được bỏ phòng tân hôn, không được đi xa cũng không được dự đám cưới người khác vì như vậy là không may mắn“.
Hóa ra, có một loại ái tình, không phải ở lần đầu gặp mặt, nó chỉ lắng sâu, đến khi thời gian đã qua đi rất lâu, mới hiển lộ vẻ đẹp khắc cốt ghi tâm.
Trang trí: NICK team – Handmade Artist
Ảnh: Vương Đình Khang
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay