Không chỉ là biểu tượng mang đậm bản sắc dân tộc, quốc phục của mỗi quốc gia còn làm cô dâu chú rể trông thật nổi bật. Hãy cùng dạo một vòng quanh địa cầu để xem cô dâu chú rể Hàn, Nhật, Ấn… mặc gì trong ngày cưới nhé!
Kimono, niềm tự hào của nước Nhật
Nhắc đến Nhật Bản chúng ta sẽ nhớ ngay đến những bộ kimono trứ danh. Trong lễ cưới cô dâu sẽ mặc kimono màu trắng hoặc đỏ, còn chú rể mặc Kimono đen.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Kimono màu trắng tượng trưng sự bắt đầu của cuộc sống hôn nhân, làm vợ, làm mẹ; Sự chấm dứt cuộc sống độc thân. Ngoài ra, cô dâu cũng sẽ khoác thêm một lớp áo choàng lụa được gọi là Uchikake.
Còn trang phục của chú rể được gọi là Montsuki Kimono, có gắn gia huy riêng của mỗi gia tộc. Hiện nay, ngoài màu đen thì Kimono chú rể màu tím, xanh đậm, nâu cũng rất được ưa chuộng.
Không chỉ có người Nhật mà Kimono được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Nó còn được xem là bộ quốc phục nổi tiếng bậc nhất trong những trang phục truyền thống của các nước Châu Á.
Hanbok, trang phục không thể thiếu trong đám cưới Hàn Quốc
Xứ sở kim chi là một trong những quốc gia luôn giữ gìn truyền thống mặc Hanbok trong ngày cưới hay các ngày lễ trọng đại. Hanbok của cô dâu Hàn bao gồm váy rộng và áo vest kiểu tay dài với màu sắc, hoa văn lộng lẫy.
Đi kèm sẽ là các phụ kiện như giày hình thuyền bằng vải lụa, dải khăn màu trắng vắt lên tay, mũ đội đầu…
Người Hàn Quốc quan niệm vịt là biểu tượng cho hạnh phúc, sếu là sự trường thọ. Vì thế trên dải khăn thường thêu hai con vật này.
Sari, quốc phục cầu kỳ của người Ấn Độ
Vào ngày cưới, cô dâu Ấn Độ sẽ mặc bộ trang phục truyền thống Sari. Còn chú rể sẽ mặc áo khoác dài quá gối gọi là sherwani với quần ôm churidhar pyjamy hoặc quần ống túm jhodpuris.
Ở mỗi vùng khác nhau, các kiểu áo Sari của cô dâu sẽ thay đổi một số chi tiết về kiểu dáng, màu sắc. Ngoài ra, kiểu trang phục gồm áo phôm dài kết hơp cùng quần phủ chân được gọi là Lehenga cũng rất phổ biến.
Ghana với quốc phục sặc sỡ
Đất nước Tây Phi này có nền văn hóa phong phú với sự pha trộn của rất nhiều dân tộc như: Ashanti, Fante, Kwahu, Ewe, Mamprusi… Bởi thế nên trang phục cưới truyền thống của Ghana cực kỳ đa dạng.
Là một đất nước yêu thích sự tươi trẻ, rực rỡ nên quốc phục của người Ghana rất nhiều gam màu nóng bỏng, vui tươi. Chúng được thiết kế với rất nhiều hoa văn và những mảng màu tương phản.
Đặc biệt là mỗi quốc phục được may theo mẫu vải riêng của từng gia đình.
Bộ quốc phục kỳ bí trong đám cưới Pakistan
Trang phục truyền thống của các quốc gia Nam Á khu vực sông Hằng có nhiều điểm tương đồng. Trong đó có 2 quốc gia Pakistan và Ấn Độ.
Cô dâu Pakistan sẽ chọn những bộ váy cưới màu hồng, đỏ hoặc tím. Đặc biệt, theo truyền thống cô dâu được vẽ hena lên tay.
Cả cô dâu chú rể sẽ được che mặt bằng dải băng và chuỗi hạt rất bí ẩn và ấn tượng.
Độc đáo trang phục chú rể Sri Lanka
Thông thường trong ngày cưới, cô dâu là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng với đám cưới truyền thống của Sri Lanka, bạn sẽ chẳng thể rời mắt khỏi chú rể.
Bởi chú rể sẽ diện một trang phục truyền thống rất nổi bật với mũ đội đầu, áo kiểu dáng vest đầy hoa văn độc đáo. Kèm theo đó là chiếc váy rộng, dài đặc trưng.
Thú vị với hình ảnh chú rể mặc váy ở Scotland
Có thể nói quốc phục các chủ rể Scotland mặc trong ngày cưới thực sự là huyền thoại trong những bộ trang phục truyền thống của các nước trên thế giới.
Bởi họ sẽ mặc một chiếc váy tên gọi là Kilt có họa tiết caro cùng với áo vest. Đi kèm là các phụ kiện như vớ len da tới gối, giày da họa tiết đặc biệt, một dao găm nhỏ…
Sau lễ cưới, chú rể sẽ lấy chiếc khăn choàng của mình và quàng lên vai cô dâu. Đây là biểu tượng thể hiện rằng gia đình đã có thêm một thành viên mới.
Bunad, trang phục truyền thống lãng mạn của người Na Uy
Ngoài lễ cưới thì Bunad còn được người Na Uy mặc trong các dịp đặc biệt như lễ rửa tội. Đây là bộ quốc phục có nguồn gốc từ chủ nghĩa lãng mạn ở đất nước này.
Đến nay, Bunad đã có đến hàng trăm kiểu dáng khác nhau cho cả nam và nữ. Tất cả đều sử dụng kỹ thuật may rất cầu kỳ, hoa văn hoa cỏ lãng mạn với chất liệu khác nhau.
Trang phục cưới đậm chất sử thi của người Causasus
Causasus là vùng đất nằm giữa nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Những chú rể người Causasus sẽ mặc áo Cáp-ca, đi kèm với đó là thanh gươm gắn vào thắt lưng.
Cô dâu sẽ luôn chọn váy cưới ren màu trắng với các hoa văn truyền thống cổ điển.
Người Do Thái xứ Yemen với quốc phục cưới cầu kỳ
Phần đa những người Do Thái giáo không có trang phục dành riêng cho lễ cưới. Nhưng người xứ Yemen là trường hợp ngoại lệ.
Vào ngày trọng đại của mình, cô dâu Do Thái tại đây sẽ mặc bộ trang phục đặc biệt thừa hưởng từ tổ tiên. Bộ quốc phục này được đính kết rất nhiều bông hoa màu đỏ, trắng và vải thổ cẩm đặc trưng của dân tộc.
Nhờ sự đa dạng về con người, sắc tộc, lịch sử… những trang phục truyền thống của các nước sẽ mang đến hình ảnh rất đặc biệt cho các cô dâu chú rể. Khi đó, đám cưới trở thành một sự kiện góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho đất nước đó.
Đối với người Việt Nam, thì hồn dân tộc đó chính là tà áo dài truyền thống. Trong ngày đám cưới sắp đến, hãy chọn cho mình một tà áo cổ điển hoặc áo dài cưới truyền thống để thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam bạn nhé!
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay