Đám cưới thời bao cấp, hậu bao cấp rất giản dị nhưng luôn đong đầy niềm vui. Sự mới mẻ, vui tươi chính là ấn tượng sâu sắc gợi nhắc người ta nhớ đến đám cưới thời bao cấp. Bởi, hầu hết các ca khúc trong thời kỳ này đều cho thấy tinh thần lạc quan, đầy hy vọng dù rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả.
Điểm danh 10 bài nhạc đám cưới hot nhất những năm 80-90 nào!
Top 10 bài hát đám cưới thời bao cấp không thể thiếu trong ngày vui
Tình ca thảo nguyên – NS. Trần Tiến
“Em đưa anh qua núi
Đêm đêm anh nghe em đàn
Năm tháng đi qua êm ấm
Trong căn nhà nhỏ chênh vênh ồ lêu ồ lêu
Đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu… nhau”.
Bài hát giản dị, nhẹ nhàng về một tình yêu dung dị giữa đời thường, một cái kết cổ tích. Tình yêu bắt đầu từ những gì cũng không biết nữa. Vì sao lại yêu nhau cũng chẳng ai có thể lí giải đổi. Chỉ đơn giản, đơn giản lắm: yêu nhau chỉ vì yêu nhau!
Túp lều lý tưởng – NS. Hoàng Thi Thơ
“Ta mơ một mái nhà tranh
Ta mơ một túp lều tình
Đời mình đẹp mãi có em và anh”
Đây là một trong những bài nhạc sống đám cưới được lựa chọn nhiều nhất trong đám cưới xưa nay bởi không chỉ có phần lời ý nghĩa mà phần nhạc cũng rất bắt tai.
Tình yêu trong “túp lều lý tưởng” chỉ giản đơn với một túp lều tranh, có anh và có em. Tưởng chừng như rất khó, nhưng chỉ cần có tình yêu, mọi thứ đều trở lên thật nên thơ, thật hữu tình.
Thương nhau lý tơ hồng – Ns. Trương Quang Tuấn
Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng gắn kết 2 con người khác nhau làm một. Dù là kẻ Nam hay người Bắc, dù cho phải “băng qua núi đèo cao cao trập trùng” thì vẫn khiến cho chàng trai không chùn bước mà vượt qua để đưa nàng về dinh. Trong khi đó điệp khúc lại chính là lời “đáp trả” tình cảm của cô gái với chàng trai. Tình cảm đầy giản dị.
“Quan họ người ơi tương tư mà chim sáo
Xe chỉ luồn kim thiếp thương chàng từ lâu
Áo bay ai đã qua cầu
Đôi mình duyên tình đậm sâu”
Đường Về Hai Thôn – NS. Phạm Thế Mỹ
“Đường về hai thôn mai mốt đôi uyên ương qua cầu soi bóng
Nhủ thầm sông ơi gương nước chưa phôi pha ta còn vui hoài
Trời quê bát ngát sẽ trông thấy tương lai qua tình lứa đôi
Lúa đồng mãi xanh tươi, mướp cà thắm nơi nơi
và vành môi trai gái góp bao câu ca yêu đời…”
Vẫn bầu không khí tươi vui dung dị, tràn đầy niềm tin vào tương lai, Đường Về Hai Thôn là một ví dụ khác cho thấy tinh thần lạc quan của người Việt năm xưa.
Tàu Về Quê Hương – NS. Hồng Vân
“Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen
Đưa nhau lên tàu về quê em thấy vui hơn
Về đây mình cưới nhau luôn
Về đây mình sống vui hơn
Về đây mình có nhau luôn chẳng bao giờ buồn…”
Những ca từ này có lẽ đã rất quen thuộc với mỗi người chúng ta, kể cả thế hệ 9x đời cuối. Với giọng ca chín, đầy nội lực của cặp đôi ca sĩ Tuấn Vũ – Hương Lan lồng trong âm hưởng xưa cũ, bạn sẽ được sống lại không khí những năm 1990 ngay lập tức.
Đám Cưới Trên Đường Quê – NS Hoàng Thi Thơ
“Ô! ô! sáng hôm nay quê tôi ra xem
Cô dâu con con y trang mỹ miều
Cô dâu non non dung nhan mặn mà
Chà! nhà ai có ông rể quý
Chà! nhà ai có cô dâu hiền
Ồ! ngộ thay có con lợn quay
Xôi đầy mâm, cau đầy buồng
Đây nguồn vui hiếm hoi ngày cưới…”
Chỉ qua vài ca từ súc tích mà giàu hình tượng, bản nhạc hát đám cưới nổi tiếng này đã khắc họa được trọn vẹn tình hình đất nước trong những năm đầu 1990. Niềm vui ngày thành hôn thuần khiết và lớn lao làm sao trong thuở khó khăn ấy.
Thuyền Hoa – NS. Phạm Thế Mỹ
“Thuyền em trôi về bến mới
Bến yên lành xuôi mái chèo vui
Bến thanh bình ta sống thảnh thơi.
Làng quê ta hôm nay vui quá
Rước em về trên chiếc thuyền hoa
Chân mang giầy đầu che khăn
Đôi môi hồng miệng cười tươi tắn…”
Thuyền Hoa là một trong những bài nhạc hát đám cưới được yêu thích nhất miền Bắc thời bao cấp. Từ trong bài hát, miền quê Bắc bộ hiện ra yên bình, trữ tình trong từng ca từ. Đó còn là niềm vui, sự háo hức của chàng rễ mới khi được gặp cô dâu của mình, giản dị mà đầy chất thơ.
Sự phát triển cực thịnh của phong trào đám cưới mới ở Hà Nội cũng khởi đầu cho việc thành lập các ban nhạc chuyên phục vụ đám cưới vào thập niên 80. Do ảnh hưởng của thế hệ trước từ Liên Xô về nên một số đám cưới ở Hà Nội bắt đầu có khiêu vũ. Kết thúc nghi lễ, mọi người bật nhạc và ôm nhau nhảy. Điệu nhảy chủ đạo là “Sông Hồng,” dựa trên nền nhạc của đĩa hát “Cây xương rồng”.
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Tôi Người Lái Xe – NS. Trung Đức
Bài hát tuyệt vời, đầy phóng khoáng và tự hào đi mãi cùng năm tháng.
Rước Tình Về Với Quê Hương – NS Hoàng Thi Thơ
“Em theo anh đi về
Về quê hương ta sống
Em theo anh đi về
tình quê hương mặn nồng
Đồng xanh như gái chưa con
Lúa non xôn xao chào đón
Bầy chim nghệ sĩ khoe khoang
Thấy em đua nhau hòa đàn”
Bên cạnh đó, những bài hát như: Mùa Xuân Cuới Em; Đôi Bờ; Đồng Xanh; Tình Thắm Duyên Quê, Chiều Matxcơva; Bằng Lòng Đi Em; Cô Thắm Về Làng… cũng là giai điệu được nhiều người yêu thích trong đám cưới.
Để được sống lại trong những thanh điệu ngày cưới rộn ràng ngày xưa, bạn đừng bỏ qua cơ hội ghé đến Hội cưới Tình Son sẽ diễn ra vào 2 ngày duy nhất 28 & 29-7-2018, tại Khách sạn Sheraton Hà Nội – K5 Nghi Tàm, 11 Xuân Diệu, Q. Tây Hồ, Hà Nội.
>>> ĐĂNG KÝ THAM DỰ TẠI ĐÂY <<<
Đơn vị đồng hành cùng Marry Wedding Day Hà Nội 2018: Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Huy Thanh Jewelry, Adam Store, Skymond Luxury…
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay