DỄ MẤT KIỂM SOÁT
Phát hiện người chồng mà mình tin tưởng phản bội là điều rất sốc. Theo các chuyên gia tâm lý, khi rơi vào trường hợp đó, bạn sẽ trải qua hàng loạt cảm xúc mãnh liệt: buồn, giận dữ, sợ hãi, nhục nhã, tổn thương, thù ghét, chán nản và hoang tưởng. Do vậy, bạn khó kiểm soát hành động của mình, dễ có những “can đảm bất thường” nếu chạm mặt tình địch. Mọi lời khuyên của người xung quanh, thậm chí sự ăn năn của chồng cũng vô nghĩa với bạn.
Khi chồng ngoại tình
Cũng đúng lẽ thường thôi! Giáo sư xã hội học Paul Amato, Đại học Penn State, Mỹ, cho biết: “Một số nhà xã hội học tranh luận rằng, chung thủy được xem là kim chỉ nam của hôn nhân. Dù hôn nhân gồm nhiều nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ chung thủy tình dục với người bạn đời dường như là tiêu chí quan trọng nhất”. Vì thế, phản bội là mồi lửa khiến bạn hành động điên loạn và có khả năng ly dị nhiều nhất. Dù gần đây, nhiều phụ nữ đã chấp nhận quan hệ trước hôn nhân nhưng họ vẫn không chấp nhận sự phản bội trong hôn nhân.
Ngay cả ở Mỹ, một đất nước có mối quan hệ tự do, cởi mở, trong một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 90% người tham gia cho biết ngoại tình là sai đạo đức, kể cả có liên quan hoặc không liên quan đến tình dục.
Thêm vào đó, với bản năng cạnh tranh, phụ nữ vốn không đội trời chung với phụ nữ khác. Bởi vậy, khi phụ nữ cảm thấy bị đe dọa bởi viễn cảnh bị bỏ rơi, phản ứng đầu tiên là tìm cách loại trừ bên thứ ba để bảo vệ điều quan trọng của mình. Đó là lý do có những cảnh đánh ghen kinh hoàng.
TẠI ANH HAY TẠI Ả?
Gần 100% những nạn nhân của ngoại tình đã cho rằng: “Tại con đàn bà kia quyến rũ chồng tôi”. Bạn đổ lỗi cho họ về những đau khổ bạn phải gánh chịu. Tại sao vậy?
Bởi vì bạn thấy người phụ nữ ấy là mối đe dọa. Bạn tin rằng, một người đàn ông không thể sa ngã nếu người đàn bà khác không quyến rũ.
Bởi vì bạn cảm thấy mình thua cuộc. So với ả, bạn luôn cảm thấy mình trội hơn mọi đàng. Bạn đẹp, tốt bụng và thông minh hơn ả nên không cam tâm thua cuộc.
Bạn cũng rất khó chấp nhận sự thật chồng đã phản bội. Trong khi đó, đổ lỗi cho tình địch khiến bạn hả hê và dễ dàng chấp nhận hơn nhiều.
Bạn càng không muốn đối diện với những sai sót của mình, những sai sót đã đẩy chồng ra xa bạn.
Ngoài ra, bạn cũng muốn gìn giữ gia đình nên bạn sợ phải đối đầu với chồng và vì thế, đối đầu với người đàn bà kia sẽ khiến gia đình bạn ít biến động hơn.
THỰC TẾ THÌ SAO?
Phụ nữ ấy không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho hành động phản bội của chồng bạn. Chẳng có người phụ nữ nào có thể buộc chồng bạn lên giường nếu anh không muốn.
Đàn ông đã có máu lừa dối từ buổi bình minh của nhân loại. Trong những năm 1900, các nhà nghiên cứu đã nói về “hiệu ứng Coolidge” để mô tả rằng, trong khi người phụ nữ rất kỹ càng lựa chọn bạn tình, người đàn ông rất lăng nhăng, thường tìm những cái mới lạ, thích thay đổi bạn tình để phát tán gien. Bởi thế, bạn đừng đánh ghen như cô gái Hậu Giang để tên tuổi của bạn “nổi” trên báo chí và cả nước. Đừng đánh ghen để bạn khỏi lo lắng rơi vào vòng lao lý khi lỡ ra tay mạnh với tình địch. Hiểu được căn nguyên của ngoại tình, bạn sẽ biết rằng, nếu muốn giữ gia đình, người đầu tiên bạn cần “xử lý” chính là chồng mình.
CHỌN THA THỨ?
Nếu đàn ông xem việc vợ ngoại tình là sự sỉ nhục kinh khủng, khó bỏ qua thì phụ nữ lại dễ tha thứ hơn vì điều họ muốn xây dựng nhất, đó là tình cảm. Theo các nhà tâm lý, sâu xa từ bản năng, phụ nữ biết chắc đứa con là con của mình nên không đặt nặng lòng chung thủy của chồng như đàn ông đặt nặng chung thủy với vợ. Do đó, phụ nữ dễ tha thứ hơn cho chồng ngoại tình nếu anh ấy còn tình cảm, muốn về với gia đình và “không có gì” thân mật cùng cô gái đó. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các cặp đôi vẫn ở với nhau sau sự cố người chồng lần đầu ngoại tình.
Tuy chấp nhận tha thứ nhưng cuộc sống hôn nhân ở giai đoạn này sẽ xuất hiện xung đột nhiều hơn và điều đó làm tăng khả năng suy nghĩ ly hôn. Có bạn đã không thể khôi phục sự tin tưởng khi đã ở lại bên nhau.
Khôi phục sự tin tưởng là quá trình lâu dài cần thời gian, sự thành thật và nhẫn nại của đôi bên. Nhà tâm lý gia đình Candyce Russell cho rằng, điều quan trọng là bạn phải hiểu biết về giai đoạn cảm xúc của mình sau sự cố chồng ngoại tình. Sau giai đoạn bấn loạn cảm xúc từ giận dữ, oán trách đến đổ lỗi, bạn bước vào giai đoạn đi tìm căn nguyên của sự phản bội, ám ảnh bởi chi tiết vụ việc, thu mình lại cả về cảm xúc lẫn thể chất với chồng và đi tìm sự giúp đỡ của người khác. Vượt qua được hai giai đoạn này, sự tin tưởng sẽ đến rất tự nhiên. Thời gian này thường mất khoảng hai năm nếu bạn mở lòng và anh ấy chứng minh được sự trung thực, chu đáo với bạn. Ngoại tình không phải là dấu chấm hết, đúng không bạn?
Mình nghĩ mình nhất định sẽ không đánh ghen không làm ầm ĩ mà sẽ bình tĩnh nói chuyện. Thực tế chưa xảy ra nên không biết rơi vào hoàn cảnh đó rồi mình sẽ cư xử như thế nào nữa.
Có thể cho rằng mình ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân không nghĩ cho con cái này nọ nhưng quan điểm của mình tình yêu anh ấy dành cho mình đã không còn nguyên vẹn nữa, nếu yêu mình sẽ không ngoại tình, như vậy mình cũng không cần nữa, sống bên cạnh nhau mà không thật lòng thật dạ đối xử tốt, yêu thương nhau thì cần gì phải cố gắng tiếp tục duy trì. Dù bên ngoài có thể nói tha thứ nhưng trong lòng phụ nữ đã có một vết sẹo âm ỉ rồi. khó lắm.
... Xem thêm Đóng lạiMình đã nói với chồng rằng \’\’dù anh có lỗi gì em đều sẽ tha thứ cho anh, ngoại trừ việc anh phản bội em. \’\’