Những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới truyền thống Việt Nam

10:37, 03/07/2020 bởi: Nguyễn Thị Lệ
 0 bình luận  0 love

Phong tục cưới truyền thống Việt Nam từ xa xưa vốn đã vô cùng phong phú, kéo theo đó là rất nhiều những điều kiêng kỵ mà hai gia đình cần ghi nhớ. Dù qua thời gian phong tục cưới truyền thống Việt Nam đã có sự biến đổi nhất định, nhưng những giá trị tinh […]

Phong tục cưới truyền thống Việt Nam từ xa xưa vốn đã vô cùng phong phú, kéo theo đó là rất nhiều những điều kiêng kỵ mà hai gia đình cần ghi nhớ. Dù qua thời gian phong tục cưới truyền thống Việt Nam đã có sự biến đổi nhất định, nhưng những giá trị tinh thần vẫn còn mãi trường tồn và được truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, ngày xưa ông bà ta vốn chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc với thuyết ngũ hành và thuật phong thủy, đã đúc kết ra được những điều cần kiêng kỵ trong ngày cưới hỏi.

Hãy cùng Marry khám phá xem đó là những kiêng kị gì nhé!

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

1. Kiêng lấy người không hợp tuổi

Khi các đôi nam nữ yêu nhau và tính đến chuyện hôn nhân thì hai bên gia đình thường đi xem tuổi để xem hai người có hợp nhau không và việc xem tuổi đã trở nên tất quan trọng dể quyết định xem hai người có thể chung sống hạnh phúc với nhau không.

Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt. Khi dựng vợ gả chồng, quan niệm hợp tuổi kị tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng cẩn thẩn. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Ngược lại, nếu hai vợ chồng kỵ tuổi nhau thì cuộc sống gặp nhiều khó khăn, biến cố , hôn nhân không hạnh phúc, thậm chí chia ly. Dù điều này không có cơ sở khoa học nào cả nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng:

  • Dần, Thân, Tỵ, Hợi
  • Tý, Ngọ, Mão, Dậu
  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tứ hành xung khắc nghĩa là gì? 2020 con giáp nào xung khắc? | Simer marry

Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Tuổi Kim Lâu có đáng sợ đến mức các cặp đôi phải ngừng cưới xin marry

Khi tính tuổi của đôi nam nữ, người ta còn tính toán tuổi kim lâu của người nữ. Tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Và theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Vì vậy dân gian thường tránh tổ chức cưới vào thời diểm này.

Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí.

3. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang

Đám cưới là việc vui, đại sự của gia đình nên khi nhà có người mới qua đời thường phải hoãn lại. Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh việc hoãn đám cưới do nhà có tang thì cũng có hình thức cưới chạy tang, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

4. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Phong tục cưới hỏi của người Việt xưa chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên có đến 6 lễ chính trong đám cưới: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo.

Ý nghĩa lễ ăn hỏi trong nghi lễ cưới truyền thống - Marry

Nhiều vùng miền đã lược bỏ lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo nhưng lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới thì vẫn không thể thiếu. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.

5. Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt

Đám cưới là một sự kiện quan trọng, vì vậy ngoài việc xem tuổi, mệnh của nam nữ thì việc xem ngày để tổ chức hôn lễ cũng quan trọng không kém. Việc xem ngày tháng cưới hỏi thường được những bậc cao niên có kiến thức và kinh nghiệm về phong thủy xem xét. Ngày cưới đẹp thường là ngày hoàng đạo, tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm…

Ngoài ra vào tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng không nên tổ chức đám cưới.

6. Kiêng làm vỡ đồ đạc

Theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho cuộc sống hôn hân của đôi trẻ.

Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không chu toàn được mọi việc nên việc đổ, vỡ đồ đạc là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên hãy chuẩn bị kỹ càng và thật cẩn thận để tránh việc đổ vỡ vì trong ngày cưới, kỵ nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Người ta cho rằng nếu việc này xảy ra thì vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly.

7. Kiêng việc mẹ đưa con gái về nhà chồng

Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, ngaỳ cưới là một ngày vui vẻ của cô dâu chú rể, quan viên hai họ và cả khách mời. Vì vậy nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên theo phong tục thường không cho mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và quay đầu lại.

13 điều đại kỵ trong đám cưới bắt buộc bạn phải biết | Phụ Nữ ... marry

Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này.

8. Kiêng việc mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà

Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản.

Nghi lễ rước dâu miền Bắc mà nàng dâu Việt không thể bỏ qua marry

Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế.

Vậy  những điều cần kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi Việt Nam mà các cặp đôi và các gia đình cần nhớ, bao gồm:

  • Lấy người không hợp tuổi
  • Tổ chức đám cưới vào năm Kim Lâu của người nữ
  • Tổ chức hôn lễ khi nhà có tang
  • Chưa có lễ ăn hỏi – Không nên cưới
  • Không làm vỡ đồ đạc trong ngày cưới
  • Mẹ đưa con gái về nhà bên chồng
  • Mẹ chồng chạm mặt nàng dâu khi rước dâu về nhà.

Xem thêm: 20 điều kiêng kỵ các cặp đôi cần tránh trong ngày cưới hỏi

From Marry with
Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.



Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất