Dở khóc, dở cười vì nhạc đám cưới

13:04, 06/11/2010 bởi: CARMEN8X
 9 bình luận  0 love

Quan viên hai họ đang vui vẻ chúc mừng đôi tân lang và tân giai nhân trăm năm hạnh phúc thì bất ngờ một điệu nhạc quá lố vang lên khiến nhiều người nhăn mặt. Cô dâu, chú rể cũng bực mình đến mất cả vui vì nhạc nhẽo vô duyên.

Nhạc cưới – nỗi khiếp đảm của người già

Ở các thành phố lớn, do điều kiện dân cư đông đúc và nơi ở chật chội
nên các gia đình khi có đám cưới thường “khoán trắng” cho các nhà hàng, khách sạn. Chuyện chọn nhạc đám cưới cũng vì thế mà được họ làm chỉnh chu, chuyên nghiệp hơn. Thế nhưng ở nhiều vùng quê, các gia đình tự tổ chức đám cưới và sắp đặt mọi chuyện. Người lớn thì lo chuyện mua sắm, cỗ bàn, thanh niên thì được giao nhiệm vụ dựng rạp, kê bàn ghế và chọn nhạc cho đám cưới. “Được lời như cởi tấm lòng”, đám thanh niên đã khiến đám cưới trở thành nỗi… khiếp đảm của người dân xung quanh chính vì chuyện nhạc nhẽo.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

Dở khóc, dở cười vì nhạc đám cưới

“Đám cưới mà không có tí nhạc thì buồn chả khác gì… đám ma” – quan niệm như thế nên tại một số vùng quê, bất cứ nhà nào có đám cưới là đám thanh niên lại biến đó thành sân khấu “dã chiến”, nơi đủ các thể loại nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc trẻ, nhạc Tây, nhạc ta, nhạc Hoa, nhạc Thái… được trình diễn. Ngay từ chiều hôm trước khi lễ cưới diễn ra, dựng rạp, kê bàn ghế xong là những chiếc loa công suất lớn được mở hết cỡ. Đôi khi cao hứng, những ca sĩ “cây nhà lá vườn” lại cất tiếng “hét” tạo nên một live show “của nhà trồng được” vô
cùng “sôi động” và “hoành tráng”.

Bác Chính – một người dân sống ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình cho biết: bác sợ nhất là… trong làng có đám cưới vì “chúng nó mở nhạc suốt ngày đêm, ầm ầm khắp từ đầu thôn đến cuối xóm. Có khi đã 11h đêm rồi mà đám thanh niên trong làng còn chả chịu “tha” cho chúng tôi”. Người già mất ngủ, trẻ em thì giật mình thon thót vì thỉnh thoảng tiếng rú, tiếng gào dội lại từ những chiếc loa công suất lớn. Các gia đình ở gần nhà có đám cưới chỉ còn nước đóng chặt cửa để tránh tiếng nhạc “muốn điếc lỗ tai” đó.

Kinh khủng nhất là một lúc trong làng có hai đám cưới ngay gần nhau. Những chiếc loa phục vụ nhạc “miễn phí” quay ra tứ phía khiến cách đó mấy làng có khi cũng còn nghe thấy. Nhà bên này thấy “bên kia” nhạc to hơn thì bật lên chút nữa “cho nó biết tay”. Nhà kia thấy thế lại “thích to hơn hả, đây cho biết thế nào là to nhất nhé!”. Cứ như thế, “cuộc chiến âm nhạc” diễn ra âm thầm và dữ dội mà người chịu thiệt hại nhiều nhất chính là các “thính giả” bất đắc dĩ sống xung quanh đó.

Đám cưới mà toàn thấy “đau khổ”, “bội bạc” với “bái bai”

Do không có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng nên trong lễ cưới, các loại nhạc được phát tự do nghĩa là bạ đâu bật đó; miễn có nhạc là được còn nhạc gì thì… không cần biết. Những chuyện dở khóc dở cười mới từ đó mà nảy sinh.

Đám cưới là ngày đại hỷ, người ta rất kiêng nói đến chuyện đổ vỡ, chia ly. Ấy thế mà không ít lần tham dự đám cưới, người viết bài này thấy những bài hát kiểu như: “Giờ thì tôi đã nhận ra em không như tôi nghĩ. Em yêu một lúc bốn người sao? Cuộc tình tay ba đã khổ đau giờ tay bốn làm sao?” rồi “Thôi em hãy về đi. Xin trả lại em những gì đầu môi em trao” hay “Yêu một lúc hai ba bốn năm cô, là cho yêu như vậy mới là yêu. Người đàn ông tham lam mãi là anh, bàn tay năm ngón anh chẳng biết chọn ai” cứ được xướng lên một cách vô tội vạ.
Bọn trẻ thì hỉ hả hát theo còn người già thì nhăn mặt “lời lẽ gì mà
không thể hiểu nổi”.

Chị Linh quê Nam Định, hiện đang bán quần áo trên phố Chùa Bộc kể một kỉ niệm “khó quên” trong ngày cưới của mình: Theo “kịch bản”, khi nhà trai đến rước dâu thì bài hát “ngựa ô, í a, anh đưa nàng, anh đưa nàng về dinh…” sẽ được bật lên. Thế nhưng chả hiểu thằng em trai phụ trách phần nhạc cuống quýt thế nào lại bật ngay đoạn: “Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn…”. Nó biết nhầm nên vội gỡ đĩa ra và bật ngay bài khác. Khốn nỗi bài này lại là bài “Bài bái bai” (bye bye bye) khiến cho quan viên hai họ cứ… nghệt mặt ra nhìn nhau. Cô dâu thì tức muốn khóc vì sợ những bài hát này sẽ “ám” vào
mình, khiến cuộc hôn nhân không trọn vẹn.

Nhạc đám cưới cũng cần có văn hóa

Nhạc đám cưới được mở quá cỡ, làm phiền làng xóm không chỉ là chuyện của một xóm, một thôn mà là “vấn nạn” ở rất nhiều vùng quê. Người dân nông thôn vốn cả nể, không muốn đôi trẻ mất vui trong ngày cưới nên thường im lặng chịu đựng.

Sự lố bịch trong việc chọn nhạc đám cưới không chỉ khiến các đôi tân lang, tân nương thấy xấu hổ với quan viên hai họ mà còn tạo ra sự khó chịu đối với người tham dự. Niềm vui đáng ra là trọn vẹn lại bị một vài bản nhạc vô duyên làm cho vỡ vụn.

Để không bị vướng vào những tình huống khóc dở mếu dở như đã nói ở trên thì thiết nghĩ việc chọn nhạc cũng nên được các cô dâu chú rể chú ý hơn nữa.

From Marry with
Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.



Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất