Bí quyết giúp các cặp đôi ổn định tài chính sau khi cưới

23:23, 31/03/2019 bởi: Trúc Anh
 0 bình luận  0 love

Mâu thuẫn về tài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tranh cãi, trách móc, hờn giận, thậm chí tan vỡ của các cặp đôi. Để không rơi vào tình trạng này, bạn nên sớm áp dụng các bí quyết ổn định tài chính sau khi cưới dưới đây.

Trở thành vợ chồng đồng nghĩa với việc bạn và một nửa sẽ cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với nhau, trong đó có tài chính. Mọi quyết định liên quan đến tiền bạc của một người đều sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến người còn lại và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mâu thuẫn và rạn nứt.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng, ngoài việc thống nhất về quan điểm chi tiêu, cả hai còn cần thêm một yếu tố quan trọng khác, đó là sự ổn định về tài chính. Chính vì thế, các đôi vợ chồng son nên tham khảo những lời khuyên hữu ích từ Marry dưới đây nhé.

Vai trò của ổn định tài chính sau hôn nhân

Xuất hiện hầu như trong mọi khía cạnh của cuộc hôn nhân nhưng tài chính thường là vấn đề ít được các cặp đôi quan tâm từ đầu. Ổn định tài chính sau khi cưới là một khái niệm còn khá xa lạ với chúng ta nhưng đây lại là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của một cuộc hôn nhân.

tài chính

Ổn định tài chính sau khi cưới là khả năng kiểm soát tiền bạc của cả hai vợ chồng luôn ở mức an toàn. Bạn sẽ có các nguồn quỹ cho từng mục tiêu sử dụng, bao gồm quỹ đề phòng rủi ro như bệnh tật, mất việc, giảm lương…; bên cạnh đó là những khoản tiết kiệm, hưu trí, dành cho các kế hoạch tương lai như mua nhà, sinh con, du lịch… Tất cả giúp 2 bạn không còn cảm giác lo lắng, sợ thiếu trước hụt sau về tiền bạc.

Bước đầu tiên để ổn định tài chính

Trước hết, hãy liệt kê tình trạng tài chính của cả 2 bao gồm các khoản tiền đang có như tiền mừng cưới (nếu có), trang sức, của hồi môn, tiền tiết kiệm của cả chồng và vợ; những khoản nợ, thu nhập cũng như mức độ chi tiêu trung bình của mỗi người trong một tháng, bao gồm cả chi phí nhà ở, sinh hoạt, giao thiệp… Điều này giúp bạn hình dung được thực trạng tài chính của gia đình hiện tại.

tài chính 1

Lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm

Sau khi đã có được bức tranh tổng thể, cả hai hãy cùng đặt ra những mục tiêu tài chính cho gia đình. Một năm nữa sẽ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng? Khi nào sẽ sinh con? Mức chi phí dự tính cho việc sinh và nuôi con trong 3 năm đầu sẽ là bao nhiêu?

tài chính 2

Khi nào thì bắt đầu tiết kiệm? Có muốn mua nhà không? Bao giờ mua? Tầm giá nhà thế nào? Sẽ cần phải tiết kiệm và trả nợ ra sao?… là những câu hỏi cần trả lời ở giai đoạn này.

Mục tiêu muốn hoàn thành cần kế hoạch. Kế hoạch chi tiêu cần được lập ra bởi cả 2 bạn và có sự nhất trí cũng như tính thực tế cao. Tránh việc làm khó nhau bằng những kế hoạch dạng “mission impossible”.

5 sự thật đắt giá về quan hệ vợ chồng mà ít ai ngờ
5 sự thật đắt giá về quan hệ vợ chồng mà ít ai ngờ
Khi đã quyết định gắn kết cuộc đời mình với một nửa hoàn hảo, bạn có bao giờ thắc mắc về những...

Thành lập các ngân sách riêng biệt

Thu nhập mỗi tháng nên được chia thành từng nhóm riêng biệt gồm ngân sách thông thường, ngân sách bất thường và quỹ tiết kiệm. Làm điều này ngay khi nhận lương sẽ giúp 2 bạn tránh thất thoát và tạo thói quen tiết kiệm ngay khi có tiền.

Các ngân sách thường có gồm tiền sinh hoạt hằng tháng; Chi phí chăm sóc sức khỏe; tiền mua thực phẩm, khoản chi dành cho giao tiếp bạn bè; tiền chi cho việc giải trí; tiền hiếu hỉ; chi phí học tập, nâng cao trình độ…

tài chính 3

Cả 2 cũng cần có một nguồn ngân sách bất thường dành cho các việc khẩn cấp. Đây là số tiền chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp bách như đau bệnh, mất việc, hư hỏng các vật dụng quan trọng.

Việc tiết kiệm cũng hiệu quả gấp nhiều lần nếu bạn chia nhỏ các khoản gửi ra vào từng loại ngân sách riêng biệt. Tiết kiệm ngắn hạn sẽ dành cho các kỳ nghỉ, tiền tiết kiệm trung hạn sẽ dành cho các kế hoạch lớn hơn như đầu tư chứng khoán, mua bất động sản, sinh con, mua xe…

Hạn chế nợ nần và chi tiêu bất hợp lý

Để giữ vững tình trạng ổn định tài chính ở mức cao, các cặp đôi cần phải hạn chế tối đa các khoản chi bất thường, thiếu hợp lý. Bạn sẽ không thể hoàn thành bất kỳ kế hoạch nào nếu không có sự kiên trì và tính kỷ luật.

tài chính 4

Cả hai hãy luôn nhắc nhở nhau về những điều này mỗi khi người còn lại có biểu hiện “ném tiền qua cửa sổ”. Ngoài ra, hãy cố gắn thanh toán các khoản nợ cũ và hạn chế vay nợ mới, đó cũng là một cách bảo vệ tài sản hiệu quả.

Đầu tư cho bản thân và không quên có quỹ hưu trí

Cuối cùng và quan trọng nhất, sự ổn định tài chính sẽ là vô nghĩa nếu 2 bạn không biết cách đầu tư, nâng cấp cũng như bảo vệ cho bản thân. Hãy học cách làm việc tốt hơn, thông minh hơn để tạo ra đồng tiền dễ dàng hơn mà không phải “bán sức kiếm tiền”.

tài chính 5

Ngoài ra, quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm cũng là những khoản chi rất cần thiết. Hãy nhớ rằng “Một chút đầu tư cho hiện tại sẽ giúp 2 bạn có một tương lai an toàn và ổn định dài lâu”.

From Marry with


Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất