Ngày giao thừa: Thời khắc thiêng liêng trong tâm thức người Việt

08:30, 11/02/2018 bởi: Phong Linh
 0 bình luận  0 love

Nếu bạn thắc mắc tại sao ngày giao thừa có ý nghĩa thiêng liêng, chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao, tục hái lộc, dâng hương lễ chùa, xông đất thực hiện thế nào… thì “đọc ngay kẻo lỡ” nhé!

Ngày giao thừa là thời khắc linh thiêng người người chờ đón. Trong ngày Tết Cổ truyền, có rất nhiều điều cần biết mà nếu không tìm hiểu kỹ bạn rất dễ làm sai, hiểu sai, ảnh hưởng đến vận mệnh cả năm.

Giao thừa là gì?

Giao thừa là lúc chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là điểm giao thời, cũ đi mới tới, là lúc Thiên – Địa – Nhân giao hòa theo văn hóa nhiều dân tộc.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

Thời khắc giao thừa cần làm gì?

Cúng giao thừa

Cúng Giao thừa là phong tục ngày Tết không thể thiếu mỗi đêm 30 Tết. Lễ này còn được gọi là lễ Trừ tịch – lễ “khu trừ ma quỷ”. Ý nghĩa của lễ này là để xua đuổi tà ma, xóa bỏ điều xấu trong năm cũ, đón những điều tốt đẹp sắp đến.

Ngày giao thừa ft

Theo Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một thần Hành khiển coi sóc việc nhân gian. Mỗi khi đến giao thừa thì vị hành khiển này sẽ giao lại công việc cho người mới, nên cần cúng tế để “tống cựu nghênh tân” là vậy.

Nghi thức trong lễ Trừ tịch

Cúng Giao thừa phải bày mâm cúng ngoài trời mới phải phép. Điều này cũng từ niềm tin xa xưa rằng các vị hành khiển khi bàn giao, tiếp quản công việc đều có Phán quan, thiên binh theo hầu tấp nập nên không thể vào nhà.

Không chỉ thế, việc bàn giao gấp gáp, các thần cũng không thể khề khà mâm cao cỗ đầy.  Các vị phải ăn vội vàng, mang theo hoặc thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành gia chủ.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Cổ truyền, phải chăng Tết nay đã khác xưa?
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Cổ truyền, phải chăng Tết nay đã khác xưa?
Ngày Tết Cổ truyền dân tộc không đơn thuần là kỳ nghỉ lễ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời...

Chuẩn bị cho mâm cúng Giao thừa

Người ta bày lễ cúng tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm và cả tại nhà riêng. Nhà nào có cây hương trước sân thì bày cỗ cúng trước cây hương, nếu nhà phố chật chội có thể mang ra trước sân cúng.

Mâm cỗ cúng không cần cầu kỳ nhưng phải được chuẩn bị tươm tất để thể hiện sự kính trọng với thần phật. Lễ cúng thường có hương vàng, rượu, trầu, hoa quả, xôi gà, thủ lợn…

Người Việt thường chọn gà trống để cúng tế bởi gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Con gà ngậm hoa hồng đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời.

Cúng ngày giao thừa

Nhiều người ngày nay giản tiện nghi thức, chỉ thắp hương, đặt mâm trái cây, ít trà rượu, đọc văn khấn xem như dâng tấm lòng thành.

Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch

Sau khi cúng Giao thừa, ông bà ta còn có những tục lệ riêng mà ngày nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người hết lòng gìn giữ:

Lễ chùa, đình, đền

Lễ Trừ tịch ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ tại đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, xin Phật, thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp xin quẻ thẻ đầu năm để bói vận mệnh cả năm mới.

Kén hướng xuất hành

Việc đi lễ cũng không đơn giản mà phải kén giờ và hướng xuất hành. Đi đúng hướng đúng giờ mới gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc

Phong tục hái lộc không rõ có từ khi nào. Lộc vừa có nghĩa là cành non, vừa là tài lộc, ngụ ý tiền bạc dồi dào. Sau khi lễ chùa, miếu, điện, người ta chọn một cành, lá non nơi đình, chùa để hái mang về. Đó là cái “lộc trời ban” cho năm mới. Cành lá mang về được cắm trước bàn thờ gia tiên tận đến khi khô héo.

Hương lộc

Khi đi lễ chùa đầu năm, người ta thường không mang lễ vật cồng kềnh như ngày thường mà mua lễ tại chùa. Sau khi thắp hương, khấn cầu thì mang hương về cắm ở bàn gia tiên tại nhà. Lửa đỏ trên nén hương cháy được tin là lộc thánh thần ban tặng, tượng trưng cho hồng vận, thịnh vượng.

Lễ chùa ngày giao thừa

Xông nhà

Sau lễ cúng là tục xông đất quen thuộc. Thông thường, gia chủ sẽ chọn người “hạp vía”, hợp tuổi để ra ngoài từ trước giờ trừ tịch. Sau đó, người này sẽ đi lễ chùa, xin lộc rồi mới về tự xông đất, mang tài vận, may mắn về cho gia đình.

Nếu không chọn được trong gia đình thì người ta sẽ nhờ người “tốt vía”để sớm mùng Một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc Tết.

Ngày giao thừa là ngày thiêng liêng nhất, được mong chờ nhất mỗi độ Xuân về. Những tập tục cúng bái, lễ tế kỳ công lưu truyền từ ngàn đời này chính là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt.

From Marry with
Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.



Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất