Trang trí hoa tươi lên bánh kem không phải xu hướng mới lạ, nhưng việc chọn hoa thế nào lại không phải ai cũng biết. Thông thường các cặp đôi chọn mẫu hoặc đưa ý tưởng và giao trọn cho người thợ làm bánh các khâu còn lại.
Tuy nhiên, với một số cô dâu chú rể, việc tự tay trang trí bánh cưới là kỷ niệm đáng quý nên tự tay trải nghiệm. Lúc này, việc chọn hoa trang trí sao cho vừa đẹp vừa an toàn là vô cùng quan trọng. Việc hiểu ý nghĩa các loại hoa cưới, tác dụng cũng giúp bạn an tâm hơn khi chọn bánh cưới hoa tươi cho mình.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Các loại bánh cưới hoa tươi phổ biến
Bánh kem hoa hồng
Loài hoa tượng trưng cho tình yêu và là lựa chọn hàng đầu cho các chi tiết trang trí trong tiệc cưới. Có hơn 100 giống hoa hồng với nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.
Bạn có thể dùng cả bông hoa to hoặc tách chọn cánh hoa trang trí cho bánh cưới. Cánh hoa hồng không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc đa dụng. Trong cánh hoa rất giàu vitamin A, B3, C, D, E, tinh dầu, a-xít tannic, a-xít malic, pectin, chất chống ôxy hóa…
Vậy nên cánh hoa hồng giúp giảm stress và đau đầu, hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất ngủ cũng như các chứng loạn thần. Không chỉ thế, Đông y còn dùng cánh hoa để lọc máu, nhuận tràng, trợ tim, chống nhiễm trùng.
Bánh kem cưới hoa oải hương
Oải hương cũng là giống hoa quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong các đám cưới. Màu tím quyến rũ và lãng mạn cùng mùi thơm đậm độc đáo là ưu điểm đưa oải hương “lọt mắt xanh” của các nghệ nhân làm bánh.
Hoa có vị mát dịu như bạc hà, đậm đà như hương thảo. Lavender chứa vitamin A, canxi, sắt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm, giúp thư giãn cơ thể, điều trị mất ngủ. Bạn có thể dùng cả hoa khô lẫn tươi để trang trí bánh kem cưới.
Bánh kem hoa cúc
Hẳn bạn không xa lạ gì với trà hoa cúc, giống hoa này cũng thường được dùng trang trí để bánh cưới thêm đẹp. Mặc dù có thể ăn được, vị hoa ngọt, hơi đắng nên đa số thực khách “để ngắm chứ không ăn”. Hoa có tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên người bị phong thấp, lạnh bụng không nên dùng món này.
Bánh kem hoa violet
Hoa violet còn được gọi là tử đinh hương, lilac cũng thường xuất hiện trong các món bánh ngọt, trà. Màu tím lãng mạn, thu hút của violet dễ dàng kết hợp với nhiều theme khác nhau nên không có gì lạ khi chúng xuất hiện trong tiệc cưới.
Hoa có mùi hương thơm nồng, vị hoa dịu ngọt lẫn chút đắng. Lá, cánh và nụ hoa đều có thể ăn được nên bạn cứ yên tâm sử đụng. Violet giúp trị mụn, chữa cảm sốt và đặc biệt giúp hơi thở thơm mát nên rất thích hợp cho món tráng miệng.
Bánh kem cưới hoa bồ công anh
Hoa bồ công anh có màu vàng rực rỡ, vị tựa như mật ong nhưng xen chút đăng đắng. Trong hoa có vitamin A, B, C, D và các khoáng chất như kali, canxi, kẽm và sắt rất tốt cho cơ thể nên bồ công anh thường được dùng làm trà hoặc trang trí bánh ngọt. Cả lá và hoa đều ăn được.
Cách xử lý hoa để đảm bảo an toàn
Bên cạnh chọn giống hoa ăn được, cách chọn, xử lý hoa cũng không thể lơ là. Nên chọn nguồn cung cấp hoa tin cậy để tránh thuốc bảo vệ thực vật hay các chất kích thích tăng trưởng sót lại.
Với các loại hoa cỡ lớn như hoa hồng, hoa cúc bạn nên dùng vòi xả để xả nước vào từng cánh hoa, chú ý tránh làm hoa dập nát. Nhỏ hơn như tử đinh hương, lavender thì bạn có thể ngâm cả cành hoa hoặc tách riêng từng hoa ngâm trong nước.
Bạn có thể dùng nguyên những cánh hoa để trang trí cho chiếc bánh kem cưới bằng cách rất đơn giản như rắc cánh hoa lên bề mặt bánh hay sắp xếp chúng 1 cách thật hợp lý trên mặt kem. Kết hợp nhiều loại hoa để tạo nên chiếc bánh cưới hoa tươi mang dấu ấn riêng cũng là gợi ý thú vị.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay