Đi ăn cỗ cưới, mang phần về nhà
Một số huyện của Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên… khách tới ăn cỗ cưới chỉ ăn đồ nước còn đồ khô thì gói mang về. Ngay sau khi tiến hành hôn lễ, bàn tiệc sẽ được bày ra mà không thể thiếu những chiếc túi nilon hay túi giấy được chủ nhà chuẩn bị sẵn. Khi ngồi vào bàn, khách chỉ ăn những đồ có nước, còn đồ khô thì người ta chia nhau luôn, mỗi người một phần mang về. Những người khách từ nơi khác đến đây dự đám cưới thường được xếp ngồi cùng nhau để sự khác biệt về văn hóa này không làm ảnh hưởng tới họ.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Xôi là thức ăn không thể thiếu trong đám cưới và có thể mang về
Tiệc mặn – ngọt tùy theo quan hệ thân – sơ
Ở Thanh Hóa, người ta phân ra hai loại tiệc để mời khách là tiệc ngọt và tiệc mặn. Tiệc ngọt gồm có bánh kẹo, hạt dưa, trầu cau, chè thuốc, và không thể thiếu bia, nước ngọt. Ngày nay, đời sống khấm khá, tiệc ngọt có thêm bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), giò và nem chua – một đặc sản của xứ Thanh. Khách được mời tới dự tiệc ngọt là những người có mối quan hệ quen biết và không thân thiết với chủ nhà. Vì vậy, quà mừng của các vị khách này cũng sẽ vừa phải. Ngược lại, khách được mời dùng tiệc mặn là những người thân thiết, có quan hệ lâu dài. Tiệc mặn là cỗ cưới với các món ăn thông thường. Vì đông khách nên có khi tiệc mặn và tiệc ngọt thường diễn ra trong 1-2 ngày trước ngày tổ chức lễ cưới.
Tiệc ngọt là để mời những người có mối quan hệ quen biết và không thân thiết với chủ nhà
Cô dâu đỡ tráp ngày ăn hỏi
Nếu các bài viết về nghi lễ cưới xin ở miền Bắc, bạn đều biết vào ngày ăn hỏi, cô dâu không ra đón chú rể mà ở trong nhà chờ, đến khi nào chú rể được phép vào đón thì cô dâu mới được ra. Nhưng trong lễ ăn hỏi ở Hưng Yên cô dâu đứng cùng nhà gái và đội đỡ tráp ngay ngoài cửa nhà để đón nhà trai.
Cỗ cưới có thịt chuột
Nếu tới Hà Tây (cũ – giờ sáp nhập Hà Nội) ăn cưới, nếu không thích ăn thịt thì bạn sẽ vác “bụng đói” ra về. Tại các huyện nơi đây, người ta dùng cả con lợn để làm các món trong cỗ cưới. Giò nạc tự gói, một đĩa thịt luộc, một đĩa lòng, canh xương hầm với khoai hoặc củ quả… và được bày đầy đặn, thể hiện sự hiếu khách. Ngoài ra, có nhà còn làm cỗ cưới với thịt chó. Những nhà có điều kiện ở một số huyện của Hà Tây, Thái Bình thì đãi khách các món từ thịt chuột như chuột hấp lá chanh, chuột nướng…
Mừng cưới bằng thực phẩm
Nhiều vùng quê ở phía Bắc vẫn giữ thói quen mừng quà cưới là những hiện vật thay vì mừng tiền. Quà cưới có thể vẫn là những chiếc phích, chậu, bát, chén… hoặc những đồ thực phẩm như gà, gạo nếp, gạo tẻ, lạc, đậu… để cô dâu chú rể bước vào cuộc sống mới thật đầy đủ.
Gạo là một trong những loại quà mừng dành cho cô dâu chú rể
Đi ăn cỗ cưới vào sáng sớm
Có một điều chung nhất giữa các vùng quê Bắc Bộ là mọi người đi ăn cỗ cưới từ rất sớm. Có khi bắt đầu từ 7 hoặc 8 giờ sáng. Thói quen này được hình thành do đặc tính nghề nghiệp tại đây. Đa số họ là nông dân, ăn cưới xong sớm để họ còn về để đi làm đồng. Vừa để ấm bụng vừa tránh cái nắng chói chang của buổi trưa và không thể làm đồng khi trời chuyển hoàng hôn. Bởi vậy, gia chủ mời cưới thường phải chuẩn bị tiệc từ đêm trước hoặc lúc còn tờ mờ sáng mới kịp để tiếp đãi khách khứa.
Đỗ Thu
Ảnh minh họa: Internet
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay