Bánh cưới ngày nay không thể thiếu trong hôn lễ tại bất cứ nơi đâu trên thế giới. Tuy nhiên, để thống nhất được kiểu dáng lộng lẫy và công thức chung làm từ cốt bánh, phủ kem, thêm hương vị trái cây hoặc socola như ngày nay, bánh cưới trải qua quá trình hình thành dài, với thể loại bánh đa dạng ở từng quốc gia. Mời các bạn cùng Marry thực hiện 1 chuyến khám phá bánh cưới truyền thống tại một số quốc gia.
Pháp
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Bánh cưới truyền thống của Pháp được gọi bằng cái tên Croquembouche, được tạo thành hình tháp ngược, kết từ những chiếc bánh su kem bên ngoài quết đường nâu. Bánh được trang trí bằng đường caramel, mạch nha. Ngày nay, người ta vẫn kết hợp tháp bánh Croquembouche và bánh cưới hiện đại tạo thành loại bánh cưới độc đáo.
Thụy Sĩ
Prinsesstårta (bánh công chúa) là tên gọi của bánh cưới tại Thuỵ Sĩ, vốn là món ăn tráng miệng cho Hoàng gia .Bánh thường có lớp vỏ hạnh nhân bên ngoài có màu xanh bạc hà hay hồng phấn thu hút. Bánh Prinsesstårta được dùng làm bánh cưới với hình dáng sang trọng, màu sắc nhẹ nhàng. Prinsesstårta có cốt bánh khá cầu kì, nhiều lớp bông lan mềm xen lẫn mứt trái cây tuỳ chọn cùng tầng trên cùng là whipping cream thơm béo.
Bermuda
Đám cưới vùng Bermuda truyền thống có 2 chiếc bánh kem: Bánh cô dâu và Bánh chú rể. Bánh cưới cô dâu là loại bánh kem nhân trái cây 3 tầng, bên ngoài phủ lớp bạc lá mỏng. Bánh chú rể nhỏ hơn, chỉ có một tầng được phủ vàng lá.
Trung Quốc
Trong đám cưới truyền thống của người Trung Quốc, bánh Long Phụng là loại bánh ngọt xuất hiện thường xuyên, thể hiện nguyện vọng đôi tân nhân luôn thân thiết, gắn bó như chim liền cánh. Loại bánh Long Phụng này bề ngoài tương tự như loai Bánh bía hoặc bánh lột da của người Việt, với nhân bên trong làm từ đậu xanh, hạt sen, có kèm trứng muối.
Hàn Quốc
Bánh gạo Tteok là loại tráng miệng truyền thống trong đám cưới của người Hàn quốc. Tteok có rất nhiều loại, riêng loại dùng cho món ngọt trong đám cưới gồm bột nếp dẻo phủ bên ngoài, bên trong nhân là các loại trái cây, các loại hạt hoặc nhân đậu đỏ, đậu xanh.
Các quốc gia vùng Scandinavi:
Kransakata là tên loại bánh cưới thông dụng tại các quốc gia vùng Scandinavi. Nhìn từ xa, bánh này xếp tầng lên nhau nhìn như chồng bánh doughnut. Kransekage là loại bánh được làm từ hạnh nhân, đường, lòng trắng trứng và hình vòng tròn, nhưng không sử dụng tinh bột. Đôi khi, nhân bánh được nhồi sô cô la hoặc nhân ngọt. Ở Na Uy, loại bánh này được phủ cream cheese và xi rô trái cây, cắt thành hình vuông.
Anh quốc
Tại Anh quốc, cũng như các quốc gia thuộc liên hiệp Anh, bánh cưới truyền thống có cốt bánh thường là loại fruitcake, với lớp nhân bánh trộn với chà là ngâm rượu cognac, mận khô, nho khô, mứt vỏ cam … Lớp phủ bên ngoài thường là bột bánh hạnh nhân, bơ brandy hoặc kẹo mềm. Và thay vì giữ lại một mẩu bánh dành cho lễ kỷ niệm đầu tiên của họ, người Anh thường cắt toàn bộ phần đỉnh trên cùng của chiếc bánh và gọi đó là bánh rửa tội, dành cho ngày sinh đứa con đầu tiên của họ.
Dù là ở quốc gia nào thì chiếc bánh cưới cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho lứa đôi. Chiếc bánh cưới dù nhỏ hay lớn, đơn giản hay cầu kỳ thì cũng là lời chúc phúc cho cô dâu chú rể trong cuộc sống mới.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay