Sính lễ ăn hỏi ở miền Bắc nước ta thường là 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp có những gia đình chọn tới 11, 15 tráp). Đây là lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để ăn hỏi, hỏi vợ cho con trai mình. Và tráp ăn hỏi ở đây thường là số lẻ và trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen). Tại sao lại như vậy?
Sở dĩ số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số lẻ và số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp bởi số lẻ tượng trương cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Sắp xếp như vậy với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.
Mình k để ý miền nam vì ăn cưới có 1 lần. Tuy phong tục mọi nhà.
Ở miền bắc sính lễ thường sắp xếp theo nguyên tắc trong chẵn ngoài lẻ. Còn ở miền nam đại đa số là số chẵn, thường là 8 mâm vì con số 8 là số đẹp đối với người miền nam.
Đúng rồi bạn ơi, đều xuất phát từ văn hóa nông nghiệp lúa nước mà ra hết,
Sính lễ chẵn lẻ là theo âm dương ngũ hành đó bạn, số lẽ là trực sinh mong ước sinh sôi nảy nở. Số chẵn là chỉ cặp đôi vợ chồng bên nhau trọn đời.