Bạn mắc kẹt trong mối quan hệ lệ thuộc mà bản thân không thể làm chủ cảm xúc cũng như hành động, song bạn không nghĩ sẽ chia tay người ấy.
Sự lệ thuộc cũng xảy ra khi hai người cùng dung túng, chấp nhận những hành vi sai trái tồn tại trong mối quan hệ hay gia đình của họ.
Hoặc khi một người bình thường, có cách sống lành mạnh lại dung túng một hành vi không tốt của đối phương và cuối cùng chính họ cũng bị ảnh hưởng từ chính việc làm của mình. Mô hình cổ điển của sự lệ thuộc này là người vợ vẫn chuẩn bị mồi mỡ, rượu chè cho các ông chồng nghiện rượu.
Bạn có thể nhận ra mình đang trong một mối quan hệ lệ thuộc nếu người xung quanh nói rằng bạn quá phụ thuộc vào anh ấy. Hoặc bạn muốn độc lập hơn nhưng mỗi lần hành động hay có ý kiến thì xung đột lại xảy ra.
Bạn cũng có thể xem các dấu hiệu dưới đây để biết mình có đang trong mối quan hệ kiểu đó hay không:
♠ Bạn có thấy mình hy sinh quá nhiều để thỏa mãn nhu cầu của đối phương?
♠ Bạn có khó khăn để từ chối khi đối phương cần bạn?
♠ Bạn có che giấu cho đối phương những vấn đề về nghiện ngập hay phạm pháp?
♠ Bạn có lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình?
♠ Bạn có cảm giác như mình đang bị mắc kẹt trong mối quan hệ với anh ấy?
♠ Bạn có im lặng để hòa bình với anh?
Nếu trên hai câu trả lời là có, nghĩa là bạn đang rơi vào mối quan hệ lệ thuộc này.
Một khi lệ thuộc vào tình yêu thì đó không còn là tình yêu nữa mà đó nô lệ của tình yêu.
hi vọng ai trong tình huống này cũng sẽ có quyết định sáng suốt
là muốn kiểm soát một nửa còn lại
Sự lệ thuộc cũng xảy ra khi hai người cùng dung túng, chấp nhận những hành vi sai trái tồn tại trong mối quan hệ hay gia đình của họ.
rơi vào một mối quan hệ không có lối thoát thì không tốt