Ở nơi đãi tiệc, cô dâu chú rể cũng sẽ thực hiện một số nghi lễ như trao nhẫn, rót rượu, cắt bánh… để khách mời trở thành người làm chứng cho tình yêu của hai người.
1. Đón khách
– Nghi thức đón khách thường diễn ra khoảng 30 phút vì vậy cô dâu chú rể nên có mặt tại nơi tổ chức tiệc trước khi lễ cưới diễn ra 1 tiếng đồng hồ. Ví dụ nếu trên thiệp cưới, bạn ghi giờ mời khách là 11h sáng, thì 10h bạn phải sẵn sàng tại nơi tổ chức cưới vì nhiều vị khách sẽ đến sớm, hy vọng được chuyện trò, chụp ảnh cùng cô dâu chú rể nhiều hơn.
– Trong khoảng thời gian 30 phút dành cho khách này, bạn nên nghĩ ra hoạt động để khách mời tham hoặc trưng bày ảnh cưới để mọi người chiêm ngưỡng. Nếu có điều kiện, cô dâu chú rể có thể sắp xếp một góc nhỏ để mở tiệc cocktail với một số đồ uống nhẹ và đồ ăn đơn giản hoặc bánh kẹo để mời khách.
– Đôi uyên ương cũng đừng quên chuẩn bị một clip nhỏ được dựng lên từ những hình ảnh cưới của hai người, với nhạc nền lãng mạn để chiếu trong lễ cưới cho khách mời xem khi chờ tới giờ làm lễ.
2. Lễ thành hôn
– Sau khi khách mời đã tới và giờ làm lễ cũng đến gần, cô dâu chú rể sẽ chuẩn bị bước lên sân khấu ra mắt khách mời và làm lễ thành hôn.
– Trình tự thông thường của buổi làm lễ sẽ bao gồm một số chi tiết như sau:
+ Nhạc đám cưới nổi lên, MC mời hai bên cha mẹ của đôi uyên ương bước lên sân khấu
+ Sau đó cô dâu chú rể cũng tiến vào sân khấu bên cạnh cha mẹ
+ Cha mẹ chú rể tuyên bố lý do, cảm ơn khách mời và MC tuyên bố lễ thành hôn bắt đầu
– Trên đây là các nghi thức truyền thống, nhưng nếu muốn đổi mới, đôi uyên ương có thể "làm mới" sự xuất hiện của mình. Thay vì cha mẹ và cô dâu chú rể đi vào lần lượt, chú rể có thể tiến vào sân khấu trước cùng cha mẹ và đứng đợi cô dâu. Sau đó, tân nương mới cùng cha mẹ nhà gái bước đến phía chú rể. Điều này sẽ thể hiện sự gắn bó giữa hai nhân vật chính và cha mẹ.
Ngoài ra, có một số cách xuất hiện sáng tạo như để phù dâu phù rể vào sân khấu làm lễ trước, hay cô dâu chú rể vừa song ca vừa tiến vào… Tùy theo sở thích, cũng như không khí đám cưới mà đôi uyên ương nên tìm cách xuất hiện thích hợp và ấn tượng nhất.
– Sau khi MC tuyên bố lý do, cô dâu chú rể sẽ tiến hành một số nghi thức cần có trong lễ thành hôn như rót rượu, cắt bánh cưới, trao nhẫn sau đó dâng rượu cảm ơn cha mẹ. Đây được coi là những nghi lễ phổ biến, quen thuộc trong lễ cưới. Nhưng đôi uyên ương vẫn có thể thay thế những điều này bằng các hình thức mới mẻ hơn:
+ Đôi uyên ương có thể thay việc cắt bánh bằng việc cùng nhau thắp một ngọn nến và đặt lên trên đỉnh bánh, tượng trưng cho ý nghĩa tình yêu sẽ như ngọn nến soi đường cho đôi uyên ương dù đi đâu cũng trở về bên nhau.
+ Nghi thức rót rượu có thể thay bằng rót cát. Với hai bình cát màu khác nhau và một chiếc lọ thủy tinh lớn, cô dâu và chú rể sẽ cầm mỗi một bình cát và cùng rót vào lọ thủy tinh để hai dòng cát hòa vào nhau. Đây là nghi lễ phổ biến ở phương Tây với ý nghĩa đôi uyên ương sẽ hòa quyện, gắn bó như dòng cát. Bạn cũng có thể thay cát bằng những hạt cafe hay các loại hạt khô, nhỏ khác. (Xem thêm cách thức chuẩn bị nghi thức rót cát)
+ Thay vì cô dâu chú rể lần lượt dâng rượu tới từng bậc phụ huynh, cả gia đình hai bên có thể cùng quây quần, uống rượu mừng cùng nhau sau đó mời quan khách trong lễ cưới chung vui.
3. Các tiết mục sau tiệc
Trước đây ở Việt Nam, sau các nghi lễ cưới truyền thống, cô dâu chú rể và gia đình sẽ đi từng bàn tiệc cảm ơn khách. Tới đây, đám cưới gần như đã trọn vẹn. Nhưng ngày nay, với tâm lý thích các tiết mục vui vẻ, nhiều đôi uyên ương đã lên kịch bản cho các trò chơi sau đám cưới.
Những trò chơi dễ áp dụng trong đám cưới đòi hỏi phải là các tiết mục đơn giản, không cần đạo cụ phức tạp, luật chơi dễ dàng để ai cũng có thể tham gia. Mỗi trò chơi chỉ nên diễn ra từ 5 – 10 phút, sau đó chuyển sang tiết mục khác để khách không nhàm chán và hào hứng tham gia cùng đôi uyên ương
Nếu cô dâu chú rể và bạn bè cùng sinh hoạt tại một câu lạc bộ khiêu vũ, bạn hoàn toàn có thể biến đám cưới thành một buổi dành cho những điệu nhảy lãng mạn. Nếu có màn khiêu vũ này, đôi uyên ương nên nhắc nhở bạn bè mang theo giày nhảy thích hợp.
em cũng thích tổ chức tiệc cưới ở nhà hơn
khi tổ chức tiệc ở nhà hàng mình nên xem kỹ trình tự lễ cưới
có thể đưa ra yêu cầu về thời gian với nhà hàng bạn ạ
mình thích tiệc cưới tổ chức ở nhà hơn, nhìn ấm cúng và vui vẻ hơn. tổ chức ở nhà hàng tiệc cưới diễn ra nhanh quá
Bây giờ hình thức cưới ở nhà hàng thì thời gian diễn ra nhanh hơn ở nhà mình vì thế khâu hát hò nhảy múa của bạn cô dâu chú rể cũng sẽ hạn chế hơn đó bạn .