Những việc cần làm trước ngày lễ đón dâu?

18:05, 29/06/2016 bởi: Mộc Trà
 10 bình luận  0 love

Có một bạn đã hỏi mình là "Mình sắp cưới và không biết nên làm những việc gì trước ngày đón dâu? bạn chỉ mình với để mình biết và làm cho đầy đủ."

Dưới đây mình xin trả lời câu hỏi của bạn ấy cũng như tư vấn cho các bạn đang băn khoăn vấn đề này nhé. Hy vọng những chia sẻ của mình giúp ích cho các bạn.

1. Kiểm tra lại trang phục cưới

Đêm trước ngày cưới, cả cô dâu và chú rể đều phải thử lại váy cưới, trang phục cưới để đảm bảo tất cả mọi chi tiết đều hoàn hảo. Đặc biệt là cô dâu, nếu váy cưới bị rộng hay chật thì khi thử lại bạn sẽ có cách giải quyết, khắc phục. Với chú rể, bạn đừng quên là áo sơmi, vest cưới phẳng phiu và thắt sẵn cravat để sáng sớm ngày đón dâu không bị luống cuống, vội vàng.

Ngoài mặc thử trang phục cưới, cô dâu chú rể cũng nên đi thử giày cưới. Chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi đã quen với đôi giày sẽ theo chân bạn suốt cả ngày dài. Khi mọi điều về trang phục cưới đã hoàn hảo, cô dâu chú rể cũng nên nhớ treo váy áo lên. Lúc đó bạn đã có thể yên tâm nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật sâu để chuẩn bị cho ngày trọng đại.

2. Chuẩn bị đồ cần mang tới hội trường, cô dâu chuẩn bị vali về nhà chồng

Khi đón dâu xong, các cô dâu sẽ lên xe hoa về nhà chồng hoặc tới thẳng hội trường. Lúc này, cô dâu không thể quay trở về nhà ngay nên bạn cần chuẩn bị một vali có sẵn những thứ cần thiết như trang phục mặc ở nhà, váy áo cần thiết, các đồ mỹ phẩm, dưỡng da… để có đồ sử dụng tại nhà chồng.

Ngoài ra, cô dâu cũng đừng quên đem theo một chiếc túi nhỏ đựng đồ khẩn cấp, có thể phải sử dụng trong ngày cưới. Chiếc túi đựng đồ khẩn cấp của cô dâu thường bao gồm: son phấn để dặm lại lớp trang điểm, khăn ướt, keo để cố định lại tóc, miếng urgo băng vết thương, kim, chỉ, kim băng… Tất cả các đồ dùng này có thể là vật cứu tinh giúp cô dâu tránh được những tình huống "dở khóc dở cười".

Với chú rể, bạn cũng đừng quên dặn người thân mang giúp toàn bộ các phụ kiện trang trí cho ngày đãi tiệc ở khách sạn, nhà hàng. Để không bỏ sót, bạn nên viết sẵn danh sách để dễ kiểm tra, kiểm soát các đồ dùng cần thiết.

3. Gọi lại cho các nhà cung cấp

Ngày cuối cùng trước đám cưới, cô dâu chú rể cần gọi lại để nhắc nhở các nhà cung cấp về dịch vụ và yêu cầu họ tới đúng giờ. Ví dụ, chú rể đừng quên đặt hoa cưới, xe hoa, còn cô dâu cần liên lạc với người trang trí hay wedding planner, người chụp ảnh để đảm bảo ngày cưới của bạn sẽ không xảy ra thiếu sót.

Nhiều cô dâu chú rể thường quá tin tưởng các dịch vụ cưới, nhưng sẽ không mất gì nhiều nếu bạn gọi điện kiểm tra dịch vụ lần cuối. Ngoài ra việc này còn giúp các đôi uyên ương yên tâm và thoải mái về mặt tinh thần.

4. Gặp những người có trách nhiệm quan trọng

Buổi tối trước ngày cưới, cô dâu chú rể nên hẹn bạn bè, những người có trách nhiệm quan trọng trong đám cưới của bạn tới nhà để một lần nữa khẳng định vai trò của họ trong tiệc. Trong trường hợp nếu ai có việc bận, hoặc không thể đảm nhiệm toàn bộ công việc được giao, bạn còn có thể xoay sở, tìm người thay thế kịp thời.

5. Tận hưởng thời gian bên gia đình

Có thể bạn không có nhiều thời gian để cùng cả nhà ăn bữa cơm gia đình thường xuyên, nhưng đêm trước ngày cưới, bạn nên dành thời gian cho cha mẹ. Đặc biệt với các cô dâu, khi sau đám cưới, bạn không còn sống chung với gia đình nữa thì việc gần gũi mọi người là điều cần thiết.

Cô dâu chú rể có thể chia sẻ với cha mẹ, anh chị em về cảm xúc của bạn hay những kể lại những kỷ niệm đáng nhớ của thủa ấu thơ. Chắc hẳn cha mẹ sẽ xúc động, đôi khi hơi buồn khi con cái lớn khôn, lập gia đình và dần tách biệt với gia đình, bạn nên trấn an mọi người và thể hiện sự gắn bó của mình bằng cách hứa sẽ thường xuyên chuyện trò, về thăm nhà hay ở bên cha mẹ. Lúc này bạn có thể cùng gia đình chụp lại bức ảnh với đông đủ các thành viên để giữ làm kỷ niệm. Bởi tới ngày cưới bận rộn, không phải lúc nào cô dâu chú rể cũng có điều kiện chụp ảnh cùng cha mẹ, người thân.

6. Thư giãn bằng những việc làm yêu thích

Để tâm lý thoải mái nhất, cô dâu chú rể nên làm những việc mình thích vào ngày cuối cùng sát đám cưới. Bạn có thể quây quần bên bạn bè hay đọc một quyển truyện, xem phim, hay cập nhật cảm xúc, hình ảnh trên Facebook hoặc chơi điện tử… Tất cả những việc này sẽ giúp bạn xua tan mọi căng thẳng, lo lắng trong quá trình chuẩn bị đám cưới và thảnh thơi chờ đợi tới thời khắc trọng đại.

* Tại nhà trai

– Dọn sạch nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên

– Khác với lễ ăn hỏi, khi đón dâu, nhà trai phải chuẩn bị phông bạt vì sau khi tới nhà gái đón dâu, chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà và làm lễ gia tiên. Lúc này cả họ hàng nhà gái cũng sẽ đi theo đưa dâu nên nhà cửa cũng cần trang hoàng đẹp đẽ.

– Nếu nhà chật, cần dựng bạt để khách có chỗ ngồi chu đáo. Khi dựng bạt, nhà trai cũng phải chú ý thuê thêm bàn ghế, ấm chén và đặt lẵng hoa để đón khách.

– Trang trí cổng hoa hoặc cổng bóng, treo các dây kim tuyến lấp lánh hay các phụ kiện trang trí trong nhà để làm không gian thêm đẹp.

– Toàn bộ công việc dựng rạp, dựng cổng hoa, cổng bóng, lấy ấm chén, bàn ghế, làm hoa… đều cần hoàn thành vào tối trước ngày đón dâu.

– Chuẩn bị một tráp lễ để đi xin dâu, thông thường tráp xin dâu sẽ bao gồm trầu đã têm sẵn, một buồng cau nhỏ. Tới ngày đón dâu, mẹ chú rể hoặc một người họ hàng thân thiết đi xin dâu trước khi đoàn nhà trai và chú rể tới đón dâu. Tráp lễ này có thể đặt tại chính cửa hàng cung cấp lễ ăn hỏi.

– Chú rể chuẩn bị trang phục cho mình và cho bố mẹ, người thân để diện tới nhà gái.

– Quan trọng nhất, chú rể sẽ chuẩn bị nhẫn cưới để trao cho cô dâu trong nghi lễ thành hôn.

– Ngoài ra, nếu gia đình chú rể có ý định tặng quà cô dâu trong ngày cưới, chú rể cũng nên nhắc nhở các bậc phụ huynh chuẩn bị quà đầy đủ, tránh thiếu sót.

– Chú rể cũng là người phải chuẩn bị hoa cầm tay cho cô dâu để khi tới nhà đón dâu, tân lang sẽ tặng hoa cho người bạn đời.

– Chuẩn bị xe hoa, xe đưa đoàn tới nhà cô dâu. Với trường hợp giờ đón dâu từ sớm, ví dụ phải đi đón dâu vào 5h sáng, chú rể cần hoàn thành trang trí xe hoa vào ngay đêm trước lễ đón dâu. Nếu đón dâu muộn, chú rể có thể để tới sáng mới đi trang trí xe hoa, để hoa tươi hơn.

– Nhà trai cần có ít nhất một thợ ảnh để ghi lại hình ảnh chú rể bên người thân, bạn bè và các giờ phút quan trọng.
 
– Nếu hai nhà đãi tiệc riêng, nhà trai sẽ phải đặt cỗ để mời khách tại nhà. Nếu hai gia đình tổ chức tiệc chung, nhà trai cần sắp xếp người đón khách, làm lễ tân, dẫn khách vào đúng vị trí bàn của nhà trai. Nhà trai cũng cần cử người ra hội trường khách sạn trước để kiểm tra toàn bộ công việc, sẵn sàng cho tiệc.
 
– Chuẩn bị thêm 3 – 4 quả pháo giấy để bắn khi nhà trai tới nhà gái.

– Ngoài ra, nếu gia đình cô dâu là người miền Nam, nhà trai không thể quên chuẩn bị một cặp nến (đèn cầy) có chạm khắc hình long phượng để đem tới tặng nhà và thắp trên bàn thờ tổ tiên.

* Tại nhà gái

– Cũng như lễ ăn hỏi, gia đình cô dâu phải dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ gia tiên.

– Căng phông có ghi tên cô dâu chú rể, ngày ăn hỏi để chào đón nhà trai và làm đẹp khi chụp ảnh kỷ niệm.

– Đặt làm cổng hoa, cổng bóng và các trang trí làm đẹp cho không gian nhà.

– Với nhà chật, nhà gái không đủ chỗ cho đoàn nhà trai và khách mời, gia đình cô dâu cũng phải thuê bạt và dựng trước nhà để đón khách. Ngoài ra, cũng cần thuê thêm bàn ghế, ấm chén và lẵng hoa để làm đẹp cho bàn đón khách.

– Toàn bộ công việc dựng rạp, dựng cổng hoa, cổng bóng, lấy ấm chén, bàn ghế, làm hoa… đều cần hoàn thành vào tối trước ngày đón dâu.

– Cô dâu chuẩn bị sẵn váy cưới, phụ kiện và trang sức cho mình, cùng trang phục của bố mẹ, người thân để diện trong lễ đón dâu.

– Hẹn thợ trang điểm, làm tóc đến đúng giờ.

– Quan trọng nhất với cô dâu là phải chuẩn bị một chiếc vali với quần áo, đồ đạc cơ bản để đem về nhà chồng vì khi đón dâu xong, cô dâu sẽ không quay lại nhà mẹ đẻ mà phải đợi tới ngày lại mặt. Ngoài ra, cô dâu cũng phải trao trọng trách giữ vali cho một người bạn, người thân gần gũi nhất.

– Chuẩn bị một túi đồ trang điểm và đồ dùng khẩn cấp để sử dụng trong lúc đãi tiệc. Các món đồ cần phải có như phấn, son, khăn ướt, bông tẩy trang, kim chỉ…

– Có ít nhất một thợ chụp ảnh để ghi lại các hình ảnh đáng nhớ.

– Nếu hai nhà đãi tiệc riêng, nhà gái cũng phải đặt cỗ để mời khách tại nhà. Nếu hai gia đình tổ chức tiệc chung, gia đình cô dâu phải sắp xếp người đón khách, dẫn khách vào đúng vị trí bàn của nhà gái ở hội trường tiệc.


Phạm Ngọc Ánh
Phạm Ngọc Ánh
Đăng lúc: 12:23, 15/07/2016
Trích dẫn:
My Spring
Cần có sự chuẩn bị chu đáo cho tiêc vui trọn vẹn

Chuẩn bị vali về nhà chồng mà thấy mắt rưng rưng

Phạm Ngọc Ánh
Phạm Ngọc Ánh
Đăng lúc: 12:23, 15/07/2016
Trích dẫn:
Hồng Oanh
Trước ngày cưới, cần xem xet lại mọi thứ để ngày vui trọn vẹn hơn

Mình thấy trân trọng hơn những giây phút bên gia đình

Phạm Ngọc Ánh
Phạm Ngọc Ánh
Đăng lúc: 12:22, 15/07/2016

Những lưu ý trước khi về làm dâu, các cô dâu chú ý nhé

Hồng Oanh
Hồng Oanh
Đăng lúc: 17:30, 07/07/2016

Trước ngày cưới, cần xem xet lại mọi thứ để ngày vui trọn vẹn hơn

Quỳnh Phạm
Quỳnh Phạm
Đăng lúc: 17:19, 06/07/2016

Bài viết của bạn rất chi tiết và hữu ích, Tất cả các việc cần phải được chuẩn bị chu đáo trước khi đón dâu.


Bạn có thắc mắc cần hỏi ?     Gửi chủ đề
Ứng dụng giúp ngày cưới của bạn thêm hoàn hảo
Đăng ký nhận bản tin hàng tuần
Đăng ký email để nhận những thông tin hữu ích và dành riêng cho bạn.
Lập kế hoạch
Công cụ Lập kế hoạch trong mục Ứng dụng cưới trên Marry.vn là công cụ toàn diện, tập hợp tất cả những công việc mà bạn cần phải thực hiện cho quá trình chuẩn bị đám cưới.
Tính toán ngân sách
Công cụ Tính toán ngân sách sẽ giúp theo dõi phần tiền mà bạn dự tính chi dùng trong đám cưới của mình.
Quản lý khách mời
Công cụ Quản lý khách mời của Marry là cách đơn giản nhất giúp bạn tổ chức và theo dõi số lượng khách mời tham dự đám cưới.
Lựa chọn yêu thích
Để những ý tưởng cưới không trôi đi, để đưa ra quyết định cuối cùng mà không còn gì phải luyến tiếc, bạn chỉ cần lưu tất cả lại trong bảng Lựa chọn yêu thích trên Marry.
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất