– Khi được hỏi về số của hồi môn, bạn nên thẳng thắn nói đúng về số tài sản thực. Còn việc dùng nó ra sao hãy bàn bạc kỹ lưỡng với chồng.
– Nếu gia đình không mấy quan tâm đến, bạn hãy trích một ít để cả hai cùng hưởng tuần trăng mật hoặc sắm sửa một ít đồ dùng cho cuộc sống mới. Bằng không, bạn có thể gửi tiết kiệm để dành dụm về sau. Với nữ trang, bạn có thể dành lại để làm kỷ niệm và có thể dùng về sau nếu cần vì đây là những gì rất quan trọng đối với bước ngoặc cuộc đời bạn.
– Nếu gia đình chồng ngỏ ý muốn bạn góp chung hãy biết cách cư xử cho vẹn toàn đôi bên. Với trường hợp này, nhiều cô dâu tỏ ra bất bình và có hành vi lỗ mãn. Điều này thật sự không cần thiết. Trước hết, bạn hãy luôn nhớ vẫn còn có người chồng luôn ở bên ủng hộ bạn. Hãy chia sẻ với anh ấy về ý muốn của gia đình chồng và suy nghĩ của bản thân. Khi cả hai đã cùng thống nhất phương án giữ lại cho mình hãy cùng nhau đến gặp bố mẹ. Lý do để dành tiền làm ăn, xây dựng cơ nghiệp là một trong những cách an toàn nhất để bạn có thể thuyết phục khéo bố mẹ. Họ sẽ hiểu và ủng hộ khi biết những dự định tương lai tốt đẹp của cả hai.
Nhiều cô gái khác ngay từ đầu đã xác định rõ số quà tặng sẽ không hoàn toàn thuộc về mình nên đã chọn cách chia đôi trong trường hợp nhà chồng ngỏ ý. Một phần do bên ngoại tặng họ sẽ âm thầm gởi lại bên mẹ ruột. Phần do bên nhà chồng tặng họ sẽ gởi lại cho mẹ chồng. Như vậy, xem như cô dâu mới đã trọn vẹn cả đôi đường.
Liên quan đến vấn đề tiền bạc sự đồng lòng của vợ chồng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống chung. Vì thế, nếu trong trường hợp cả hai không cùng tiếng nói chung, một trong hai nên nhún nhường để mọi chuyện được êm xuôi vì bạn sẽ có cách hay hơn để giải quyết sự việc nếu mọi chuyện không nhặng xị cả lên.
bài viết của bạn chia sẻ rất hay và hữu ích
em cũng thấy rất hay và chuẩn.
người ta đâu sợ con dâu nói, nên họ mới đòi lại của hồi môn bạn ạ
em thấy những chia sẻ rất hay, nhiều bạn khó xử trong vấn đề này lắm ạ
những lời khuyên rất hay, chuyện của hồi môn nếu không khéo xử lý sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn lắm