Đám cưới là sự kiện trọng đại, là bước ngoặt lớn trong đời sống mỗi người. Đây không chỉ là ngày vui của đôi trai gái yêu nhau nên nghĩa vợ chồng, mà còn là dịp để họ hàng, bạn bè hai bên cùng đến chúc mừng và chia vui với đôi trẻ. Ngày nay, thủ tục cưới xin đã được đơn giản, gọn nhẹ hơn trước rất nhiều, nhưng nhìn chung, đám cưới ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam vẫn phải đảm bảo những nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những khác biệt trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, cũng vì thế mà lễ cưới ở mỗi miền sẽ có những nét riêng.
Ngày xưa, nghi thức cưới hỏi của người dân Nam Bộ phải trải qua 6 lễ bao gồm : lễ Giáp lời (Lễ dạm ngõ), lễ Thông gia, lễ Cầu thân, lễ Đính hôn (hay lễ Ăn hỏi) và cuối cùng là lễ Cưới chính thức. Ngày nay, nghi thức cưới đã giản lược đi khá nhiều nhưng đám cưới của người dân Nam Bộ vẫn phải giữ lại ba nghi lễ truyền thống: lễ Dạm ngõ – lễ Ăn hỏi- lễ Cưới .
Một phần theo xu hướng đơn giản các thủ tục, một phần vì người Nam Bộ với cá tính phóng khoáng, hào sảng nên phong tục cưới của họ có thể bỏ qua lễ dạm ngõ và tiến thẳng đến lễ ăn hỏi và sau đó là lễ cưới trong trường hợp gia đình hai bên ở xa nhau hoặc có lý do đặc biệt nào khác. Lễ cưới của họ dù đã giản lược bớt các thủ tục nhưng vẫn rất ấp áp, thân tình. Tuy nhiên, nghi lễ quan trọng nhất không thể thiếu trong đám cưới của người miền Nam là “Lễ lên đèn”.
Ngày rước dâu, nhà trai phải đem hai cây nến cỡ lớn sang để đặt lên bàn thờ nhà gái. Một người lớn tuổi, có uy tín trong họ nhà gái tuyên bố xin làm “ Lễ lên đèn”, sau đó cô dâu và chú rể phải tự tay đốt nến đặt lên bàn thờ.
Cũng từ đây, những quan niệm khá thú vị đã nảy sinh. Người ta cho rằng hai ngọn nến phải cháy từ từ, đều đặn, nếu đèn tắt bất ngờ sẽ là điềm báo không lành, vì vậy họ thường tắt hết quạt, đóng cửa sổ để tránh bị gió thôi làm tắt đèn. Nếu đèn cháy không đều, bên cao bên thấp thì chàng rể được dự đoán là người sợ vợ và cô dâu ắt sẽ là người lấn át chồng.
“Lễ lên đèn” là nét riêng, là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đám cưới của người Nam Bộ, bởi nó như một sự tuyên bố, một lời hứa gắn kết trọn đời của đôi vợ chồng son trước mặt tổ tiên và họ hàng hai bên. Việc thực hiện đúng các nghi lễ truyền thống này giúp gắn kết tình cảm thông gia giữa hai gia đình, đồng thời cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt.
Anna Chau st
đúng là mỗi nơi mỗi khác nhỉ
bạn ở đâu mà không có phong tục này vậy
ở quê mình cũng giữ lại phong tục lên đèn này, bắt buộc phải có, trừ khi hai người kỵ tuổi mà vẫn cưới hoặc là có bầu trước thì không làm \’\’lễ lên đèn\’\’ này
tuy vậy nhưng cũng không đúng đâu
cũng có người quan niệm bên nào tắt sau cùng sẽ là người nắm giữ quyền gia đình.