TÌNH HUỐNG: Sau một tuần bận rộn, người ấy đề nghị cuối tuần hai vợ chồng sẽ ra ngoài ăn một bữa thịnh soạn. Tuy nhiên, lúc này tâm trạng của bạn rất tệ và không muốn đi, phản ứng có khả năng nhất từ bạn sẽ là?
A. Trong đầu anh chỉ có ăn uống thôi à?
B. Muốn ăn thì anh tự tìm ai khác cùng ăn đi.
C. Trước giờ anh có biết tôi thích ăn gì đâu.
D. À phải rồi, anh có thấy mắt kính của em ở đâu không? (Kiểu đánh trống lảng)
Lựa chọn A: Thái độ thiếu tôn trọng
Nguyên nhân cãi nhau của bạn và người ấy thường mang tính thiếu tôn trọng, biểu hiện điển hình chính là không xem trọng đối phương.
Nghiên cứu cho thấy, đây là một kiểu giao tiếp mang tính sát thương lớn nhất trong mối quan hệ giữa hai người khác phái. Thái độ phớt lờ và phản ứng kiểu xem thường không đơn thuần chỉ là thể hiện sự từ chối từ bạn mà nghiêm trọng hơn nó sẽ vô tình “giẫm đạp” lên lòng tự tôn của đối phương.
Cảm giác tiêu cực khi bị người mình yêu thương nhất phủ định một cách thiếu tôn trọng sẽ dẫn đến tâm lý phòng ngự mạnh mẽ. Từ đó người ta có xu hướng bộc phát cái tôi bằng những lời nói, hành động kích động, gây ra mâu thuẫn và cãi vã.
Lựa chọn B: Phàn nàn và dằn vặt
Biểu hiện điển hình cho nguyên nhân cãi nhau của hai bạn chính là thường đem chuyện cũ ra để phàn nàn, chất vấn và giày vò đối phương. Những tâm trạng tiêu cực sẽ khiến bạn có xu hướng bới móc chuyện không liên quan đến vấn đề hiện tại để có cớ trách móc đối phương và thỏa mãn cảm giác khó chịu của mình.
Thói quen này dễ khiến đối phương bị áp lực và lúng túng. Có người sẽ bùng nổ một cách mạnh mẽ để phản kháng lại, có người chọn cách im lặng chịu đựng, nhưng khó tránh đến một lúc nào đó sẽ tức nước vỡ bờ.
Lựa chọn C: Lời phê bình khó nghe
Nguyên nhân cãi nhau là người này thường tỏ thái độ quá xét nét, hay chê trách và đánh giá không tốt cái nọ cái kia về đối phương. Mỗi người đều có tiêu chuẩn cao và yêu cầu khắt khe với người kia. Một khi đối phương không đáp ứng được sẽ bị phủ định hoàn toàn. Từ đó dẫn đến cãi vã không có điểm dừng bởi những lời phê bình khó nghe, thậm chí là tổn thương lẫn nhau.
Lựa chọn D: Cách cư xử lạnh nhạt
Biểu hiện điển hình chính là đánh trống lảng. Do bạn không giỏi nói lời từ chối nên mới dùng cách chuyển đề tài như một cách cự tuyệt. Tuy so với những kiểu ngòi nổ mang tính trực tiếp và “nóng”, kiểu xử lý lạnh này trông có vẻ ít sát thương tình cảm hơn nhưng thực tế đó cũng là một thái độ thiếu đi sự tôn trọng đối phương, là kiểu xử sự thiếu thông minh vì về lâu dài có thể khiến hai người khó giao tiếp với nhau, đôi bên không có cách nào thấu hiểu, dẫn đến tình cảm xa cách, lạnh nhạt.
sau mỗi lần cãi vã sẽ hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn ^^
Cãi nhau thì có nhiều nguyên nhân lắm, có khi cãi nhau rồi lại hiểu nhau, yêu nhau nhiều hơn
mình sẽ không chọn phương án nào cả, mình chỉ nói mình \’\’em mệt không muốn đi\’\’