Nếu uyên ương chưa thống nhất về vấn đề chia sẻ tài chính trước khi chuẩn bị cưới và trong cuộc sống sau này, cả hai có thể gặp khó khăn, bất đồng.
Tiền bạc là điều nhạy cảm trong tình yêu nên không phải cặp đôi nào cũng thẳng thắn bàn bạc về vấn đề này. Ngay cả với những uyên ương đã quyết định ngày cưới, nhiều người cũng ngại chia sẻ quan điểm về tài chính. Nhưng nếu không thẳng thắn ngay từ trước khi chuẩn bị cưới, có thể bạn sẽ gặp phải nhiều bất đồng trong quá trình trước hôn lễ và sau đám cưới.
1. Phân chia việc chi trả cho đám cưới như thế nào?
Ngay khi quyết định tổ chức cưới, uyên ương đã phải dự trù tới số tiền cần thiết để chi phí cho hôn lễ. Đám cưới là của hai người, nên cả cô dâu và chú rể đều phải lo liệu. Tùy theo khả năng kinh tế mà mỗi người đóng góp nhất định. Việc phân chia này cần thống nhất trước mọi chuẩn bị cho đám cưới.
2. Sử dụng tiền mừng sau đám cưới?
Sau khi hôn lễ kết thúc, cô dâu chú rể sẽ có một khoản tiền mừng từ người thân, bạn bè. Thường cặp đôi sẽ phải gửi lại cha mẹ những khoản tiền mà các bậc phụ huynh chi ra, sau đó tiền mừng còn lại mới do đôi uyên ương giữ để dành chi tiêu. Với số tiền còn lại này, cả hai cũng nên cùng nhau quyết định nên xử lý thế nào hoặc do ai nắm giữ. Bạn có thể gửi tiết kiệm để dành vào quỹ chung, hoặc chi trả trong tuần trăng mật hoặc dành mua sắm những vật dụng cần thiết cho ngôi nhà nhỏ.
3. Làm thế nào để cân bằng thói quen tiêu xài khác nhau?
Khi chuẩn bị về sống chung với nhau, cặp đôi cần hiểu rõ tính cách, thói quen của “đối phương”. Mỗi người đều có một cách tiêu tiền riêng. Nhiều khi hai người không đồng quan điểm có thể gây tranh cãi, thậm chí kiểm soát lẫn nhau. Mấu chốt của một mối quan hệ bền vững là sự thấu hiểu, chia sẻ và hiểu biết. Bạn nên thể hiện tính cách ngay từ khi mới quen, không nên giấu diếm những thói quen xấu để có cách cùng thay đổi, dung hòa lẫn nhau, như vậy cuộc sống hôn nhân mới bền vững.
4. Việc chăm lo cho cha mẹ hai bên như thế nào?
Ở Việt Nam, nhiều cô dâu chú rể sống cùng cha mẹ sau đám cưới và có trách nhiệm phụng dưỡng các bậc thân sinh tới cuối đời. Đây tưởng như là một việc hiển nhiên nhưng nếu uyên ương không bàn bạc trước, tới khi về sống chung lại dễ bất đồng quan điểm. Việc nói chuyện thẳng thắn về những kế hoạch tương lai là điều cần thiết để hai bạn xác định rõ sau này sẽ phụng dưỡng như thế nào với phụ huynh cả hai bên gia đình.
5. Hai người muốn có bao nhiêu con?
Việc có con sau đám cưới cũng là dấu mốc quan trọng. Uyên ương nên xác định ngay trước đám cưới rằng mình muốn có bao nhiêu con, từ đó có kế hoạch tiết kiệm tiền. Bạn cũng cần xác định thời điểm thực hiện kế hoạch để chuẩn bị sức khỏe, tiêm phòng, sẵn sàng cho việc mang bầu.
st
Việc này cũng rất quan trọng, cần thiết phải bàn bạc sau đám cưới
tài chính luôn là một vấn đề khá nhạy cảm
Tài chính – vấn đề quan trọng, cô dâu và chú rễ nên bàn bạc trước khi cưới.
Đúng là trước khi kết hôn thì phải bàn bạc về tài chính, vấn đề quan trọng mà