Để có cùng “ngôn ngữ” với những chuyên gia áo cưới hoặt chí ít thì cũng để hiểu họ đang “vẽ” gì cho bạn, nghe qua và hiểu một tí về các chất liệu vải thường dùng để may váy cưới sẽ là điều bạn nên làm, cả trước khi bắt đầu chọn một nơi may, hoặc thuê váy cưới đẹp.
Càng hiểu rõ về chất liệu may, bạn càng có được cho mình sự lựa chọn tốt hơn, và nhất là có được cho mình một chính kiến vững vàng khi lắng nghe những lời “có cánh” của các tiệm may, thuê váy cưới.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
1. Vải Taffeta
Đây là loại vải bạn nghe nhắc đến rất nhiều nếu thường xuyên theo dõi những chương trình biểu diễn thời trang trên các đài truyền hình. Vải Taffeta có độ bóng, và độ cứng, tạo cảm giác chững và không buông lơi, khi di chuyển có thể gây ra âm thanh cọ xát của vải. Taffeta thường được dùng để may cái loại váy ngắn, cần độ đứng cho cảm giác hơi nam tính một tí, hay được dùng để làm nền cho lớp bên trong của chiếc váy, vì độ bóng, sắc màu óng ánh của nó, và vì Taffeta không bị ảnh hưởng bởi thời tiết (không bám vào da khi trời lạnh và không dãn ra khi trời nóng như một số loại vải khác).
2. Lụa
Đây là loại vải may váy cưới phổ biến nhất. Lụa đúng nghĩa được làm từ sợi thiên nhiên, cho chất liệu mềm mỏng, nhẹ nhàng, sang trọng và nữ tính, mình vải mịn màng, nhưng giá thành rất đắt, có khi lên đến vài trăm nghìn/m. Đa phần các loại lụa mà bạn dễ dàng tìm thấy ở các chợ vải hiện nay được làm từ sợi nhân tạo, có chi phí thấp hơn phân nửa, được biến tấu thành các loại vải hơi khác nhau một tí về mình vải cũng như độ sáng bóng: chiffon, satin, tuyn…
3. Satin
Là một trong những biến tấu của lụa, được làm từ lụa và sợi Duchese. Satin là loại vải sáng bóng, vừa có được độ mềm mại của lụa, vừa có được nét cứng cáp của Taffeta, cảm giác mát lạnh khi sờ vào satin khiến không ít cô dâu mê mẩn với loại chất liệu này.
4. Lụa nilon
Lụa nilon là sự kết hợp giữa lụa và tơ nhân tạo. Loại vải này không trơn nhưng có độ mềm, rũ nhiều hơn vải tuyn và satin, nhưng ngược lại độ bóng lại thua hai loại vải này.
5. Vải tuyn
Xuất nguồn từ lụa và sợi nhân tạo, trong đó phần lớn tỉ lệ là sợi tơ tự nhiên của lụa. Vải tuyn thường được dùng để làm khăn voan, lúp cô dâu, có độ trong suốt, vẻ dịu dàng thanh thoát cùng độ bồng vừa phải, không quá mềm rũ và cũng không quá cứng.
6. Tơ nhân tạo
Được làm từ sợi tơ tổng hợp nhân tạo, tương tự như lụa, nhưng độ thấm hút thấp hơn và giá thành cũng thấp hơn rất nhiều.
7. Đăng –tend
Có 1001 họa tiết cho các loại vài đăng-ten, mà giới bình dân thường gọi nôm na là “ren”. Đăng ten thường được sử dụng cho một bộ phận của váy cưới để tạo điểm nhấn cần thiết. Nhưng với xu hướng áo cưới hiện nay bạn sẽ vẫn thấy rất nhiều chiếc áo cưới được may hoàn toàn bằng đăng-ten. Với kiểu dáng cực kỳ đơn giản và nhẹ nhàng, và một sự phối hợp ăn ý cần thiết, thì đây cũng là một chất liệu mang tính thời đại cao.
8. Chiffon
Đây cũng là một cái tên bạn có thể đã quen thuộc. Chiffon là chất liệu trong suốt, mỏng tang và có độ rũ, được làm bằng lụa và tơ nhân tạo, thường dùng để may cho lớp ngoài của một chiếc váy cưới, để tạo cảm giác bồng bềnh và thanh mảnh.
9. Vải xô
Vải xô (còn gọi là vải organza) thường có các tông màu đục (trắng sữa, xanh da trời, hồng…), vải tạo cảm giác bồng bềnh, xốp, và khi cọ vào nhau có âm thành sột soạt, thường được dùng để làm tầng cho đuôi váy bầu, đuôi váy xếp phồng.
Tin rằng, với một số những thông tin căn bản này, các cô dâu của Marry.vn có thể tự tin hơn khi đi đến các tiệm may, thuê váy cưới và thoải mái chuyện trò, nêu ra quan điểm và suy nghĩ của mình với các nhân viên tư vấn tại đây, để tìm ra cho mình một chiếc váy cưới phù hợp và xinh tươi nhất.
Marry.vn
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay