1. Chọn một ngày quá gần
Đây là lỗi thường gặp nhất của các cặp đôi. Có thể vì nàng vẫn còn chưa thoát khỏi dư vị ngọt ngào từ lời cầu hôn của chàng, hoặc do gia đình thúc giục cho đúng với “ngày đẹp” nên họ vội vã chọn ngay một ngày gần nhất mà quên mất rằng, dù không linh đình như đám cưới nhưng để có một lễ đính hôn đẹp và để lại dấu ấn cũng cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Kết quả là nhiều người đã cảm thấy thất vọng khi lễ đính hôn của mình không được như tưởng tượng.
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
2. Vội vàng thông báo trên các trang mạng xã hội
Đây là sai lầm thường thấy nhất ở các cặp đôi trẻ. Sau khi đồng ý cùng nhau tiến tới hôn nhân, ngay lập tức họ update thông tin này lên các trang cá nhân của mình thay vì phải làm một việc quan trọng hơn: gọi điện thông báo cho gia đình 2 bên, người thân, bạn bè. Vậy là, thay vì vui mừng cho cặp đôi trẻ, những người thân của họ lại cảm thấy có đôi chút bực bội vì nghĩ mình không được coi trọng hay mình bị cho “ra rìa”.
3. Không nghĩ tới chi phí
Cô gái nào cũng từng mơ về lễ đính hôn của mình nhiều như mơ về lễ cưới, và những giấc mơ đó luôn đẹp với hoa hồng, ánh nến, tiếng nhạc, khán phòng đẹp như mơ… dĩ nhiên sau khi chàng cầu hôn, họ sẽ nhanh chóng tìm đến những nhà tổ chức tiệc để biến giấc mơ thành hiện thực mà không nghĩ tới việc liệu kế hoạch có khả thi hay không và ai sẽ là người chi trả cho những thứ đẹp đẽ đó. Nếu không tìm thấy tiếng nói chung, tranh cãi sớm muộn sẽ xảy ra.
4. Quá nhiều khách mời
Thay vì chỉ mời những người thực sự quan trọng và cần thiết vì đính hôn chỉ nên là một bữa tiệc nhỏ thì họ lại thoải mái mời hết tất cả bạn bè người thân quen. Kết quả dĩ nhiên là kéo theo rất nhiều chi phí phát sinh mà lại chẳng có “phong bao” để bù đắp lại.
5. Mua váy mặc trong tiệc đính hôn quá sớm
Đừng ngay lập tức tha về nhà chiếc váy mà bạn cho rằng đẹp. Để có một lễ đính hôn hoàn hảo, chiếc váy bạn mặc cũng cần phải tor – sur – ton với màu sắc chủ đạo của khán phòng. Vậy nên, 1 tuần trước lễ đính hôn là thời gian lý tưởng nhất để mua váy sau khi đã trao đổi với nhà tổ chức tiệc.
6. Chọn ngày không phù hợp
Để phù hợp với “ngày đẹp” như các bậc phụ huynh mong muốn, lễ đính hôn của nhiều cặp đôi rơi vào ngày thường, điều này khiến khách mời khó khăn khi sắp xếp thời gian tham dự, chưa kể rất nhiều người còn không thể tham gia khiến cho ngày vui không còn trọn vẹn.
7. Cô dâu giành quyền kiểm soát
Lễ đính hôn là của cả hai nhưng các cô dâu mới vì quá háo hức nên đã biến nó thành kế hoạch của riêng mình với vô số yêu cầu: loại hoa em thích, màu sắc em thích, món ăn em thích, khách mời em thích… mà quên rằng chú rể cũng có những mong muốn của mình. Điều này không chỉ khiến cho chàng cảm thấy căng thẳng mệt mỏi mà gia đình nhà trai cũng không vui.
Rơm
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay