Câu chuyện tình yêu của cặp vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh lấy nước mắt của mọi người

10:05, 10/06/2020 bởi: Lê Thuỵ Trang Anh
 0 bình luận  0 love

Hơn 30 năm trước, chị Thanh và anh Phú gặp nhau khi cả hai chưa  có gì trong tay, mưu sinh bằng cách lang bạt khắp nơi đi bán báo dạo. Thế nhưng giờ đây họ đã là chủ của một chuỗi cửa hàng bánh, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt. Câu […]

Hơn 30 năm trước, chị Thanh và anh Phú gặp nhau khi cả hai chưa  có gì trong tay, mưu sinh bằng cách lang bạt khắp nơi đi bán báo dạo. Thế nhưng giờ đây họ đã là chủ của một chuỗi cửa hàng bánh, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt. Câu chuyện tình yêu cảm động của cặp vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh lấy không ít nước mắt của mọi người.

Xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng, anh chị chẳng có gì hơn ngoài tình cảm chân thành dành cho nhau. Sau khi gặp, yêu và lấy nhau, anh Phú – chị Thanh đã cùng từng bước gây dựng nên một sự nghiệp vững chắc như ngày hôm nay.

Hành trình đổi đời của hai vợ chồng nghèo để trở thành ông bà chủ thành đạt, từ đôi vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh thực sự truyền cảm hứng cho rất nhiều người.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

 Câu chuyện tình yêu cảm động của cặp vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh Marry

Chuyện tình yêu bắt nguồn từ nơi xa xứ

Câu chuyện của anh Phú – chị Thanh được chia sẻ trên VietnamNet. Quay ngược thời gian trở về giai đoạn khó khăn của những năm 90, chị Lê Thị Thanh (SN 1976, quê Vĩnh Phúc) cho biết gia đình mình khi ấy vô cùng cực khổ. Mồ côi bố, khi mới lên 10 tuổi, chị Thanh đã phải theo người quen xuống Hà Nội để mưu sinh.

Tại Hà Nội, chị lăn lộn kiếm tiền bằng mọi cách. Chị xin làm đủ thứ việc miễn là có miếng cơm để ăn cũng như chút đồng bạc lẻ để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Một lần, chị nghe phong phanh đến Tổ bán báo xa mẹ của vợ chồng bác Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh xin đi bán báo sẽ vừa có tiền lại vừa có cơm ăn. Thế là chị cũng mon men tìm đến số nhà 13 Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để xin được làm tại đó. Cũng chính tại nơi đây, chị may mắn gặp được định mệnh của cuộc đời mình.

Anh Nguyễn Minh Phú người Hà Nam (sinh năm 1973) khi đó cũng là một trong những thành viên của tổ bán báo. Hai mảnh đời chung cảnh ngộ vô tình gặp được nhau. Hai tâm hồn tìm thấy sự đồng điệu, thế là họ bắt đầu nên duyên.

Về chung một nhà với hai bàn tay trắng

Sau một thời gian yêu đương tìm hiểu thì chị Thanh và anh Phú quyết định về quê tổ chức đám cưới vào năm 1994. Cả hai có với nhau một bé gái đầu lòng. Khi bé được tròn 3 tháng thì hai vợ chồng lại đưa con lên Hà Nội, đến tổ bán báo và tiếp tục nhờ ông Tiến, bà Oanh cưu mang.

 Câu chuyện tình yêu cảm động của cặp vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh Marry

Đến tận lúc sinh bé đầu lòng, hai anh chị vẫn còn phải ẵm con đi bán báo dạo.

Thời gian này, chị Thanh xin phép gia đình ông Tiến mở một quán nước chè nho nhỏ trước cửa, chồng chị thì ra sân bay Nội Bài tiếp tục bán báo. Chăm chỉ làm lụng một khoảng thời gian, hai vợ chồng cũng tích lũy được một số vốn nho nhỏ. Cả hai bắt đầu ra ngoài thuê nhà và chính thức bắt đầu cuộc sống độc lập.

Anh Phú thường tâm sự với chị Thanh rằng cả cuộc đời mình không thể cứ ỉ lại vào người khác mãi được. Hai vợ chồng chị đã nhờ cậy gia đình người ta một thời gian dài rồi, cũng đến lúc phải tự đi bằng chính đôi chân của mình.

Cặp vợ chồng nghèo quyết định tự lập trên đôi chân của mình

Rời Tổ bán báo của nhà bác Tiến, hai vợ chồng chị Thanh vẫn tiếp tục công việc bán báo dạo, ngày ngày rong ruổi khắp mọi nẻo đường từ sáng sớm đến tối mịt. Cuộc sống nhìn chung không khác những ngày tháng trước đây là bao nhưng có điều, giờ đây chị đã có thêm cô con gái bé nhỏ bồng bế trên tay cùng xấp báo giấy.

Nhìn cảnh phận mình lam lũ. Mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ khác được bố mẹ dắt đi chơi, lòng chị lại chùng xuống thương con gái bé bỏng.

Về phần anh Phú, nhờ khéo ăn nói nên đã lấy được mối báo từ các nhà in, sau đó đi phân phát lại cho ‘hệ thống’ của mình. Tuy lời lãi không bao nhiêu nhưng nhờ lượng báo tiêu thụ mỗi ngày lớn nên ít nhiều cũng có đồng ra đồng vào.

Từ xoay xở đủ cách để nuôi gia đình

Chồng chị Thanh kể rằng thời đó, người bán hàng rong rất đông. Đều đặn mỗi ngày anh đều giao được hơn 10 vạn tờ báo. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, anh luôn rời khỏi nhà vào lúc 4 giờ sáng. Lái chiếc xe máy cà tàng chở chồng báo cao hơn cả đầu người đến tay những người bán lẻ.

Ngoài bán báo ra, anh cũng xoay xở đủ nghề từ buôn trái cây (nhãn, vải), đồ gia dụng Trung Quốc, tranh treo tường, máy xoa bóp, quần áo… Làm nhiều nghề là vậy nhưng thu nhập của gia đình vẫn chưa thể ổn định. Thậm chí có lần gom vốn đi buôn nhãn mà thất bại, lượng nhãn nhập về thối hỏng hết, anh Phú đành trở về với hai bàn tay trắng. Vợ chồng anh chị lúc đó chỉ biết cười mà như mếu, động viên nhau cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đến kế hoạch đổi đời không ai ngờ

Vợ chồng anh Phú – chị Thanh đón con gái thứ 2 vào năm 1997. Kinh tế lúc này càng trở nên eo hẹp vì gia đình lại có thêm một miệng ăn. Anh Phú suy nghĩ rằng nghề bán báo tuy có thể giúp anh chị lúc khởi nghiệp nhưng không thể sống dựa vào nó cả đời được. Thế là trong một lần ngồi đàm đạo với những người bạn làm nghề bánh, một ý tưởng chợt vụt lên trong tâm trí anh. Sau đó, anh đầu tư cho chị Thanh đi học làm bánh với hy vọng nghề mới này có thể giúp gia đình đổi đời.

Rời Tổ bán báo của nhà bác Tiến, hai vợ chồng chị Thanh vẫn tiếp tục công việc bán báo dạo, ngày ngày rong ruổi khắp mọi nẻo đường từ sáng sớm đến tối mịt. Cuộc sống nhìn chung không khác những ngày tháng trước đây là bao nhưng có điều, giờ đây chị đã có thêm cô con gái bé nhỏ bồng bế trên tay cùng xấp báo giấy. Nhìn cảnh phận mình lam lũ. Mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ khác được bố mẹ dắt đi chơi, lòng chị lại chùng xuống thương con gái bé bỏng. Về phần anh Phú, nhờ khéo ăn nói nên đã lấy được mối báo từ các nhà in, sau đó đi phân phát lại cho ‘hệ thống’ của mình. Tuy lời lãi không bao nhiêu nhưng nhờ lượng báo tiêu thụ mỗi ngày lớn nên ít nhiều cũng có đồng ra đồng vào. Chồng chị Thanh kể rằng thời đó, người bán hàng rong rất đông. Đều đặn mỗi ngày anh đều giao được hơn 10 vạn tờ báo. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, anh luôn rời khỏi nhà vào lúc 4 giờ sáng. Lái chiếc xe máy cà tàng chở chồng báo cao hơn cả đầu người đến tay những người bán lẻ. Ngoài bán báo ra, anh cũng xoay xở đủ nghề từ buôn trái cây (nhãn, vải), đồ gia dụng Trung Quốc, tranh treo tường, máy xoa bóp, quần áo… Làm nhiều nghề là vậy nhưng thu nhập của gia đình vẫn chưa thể ổn định. Thậm chí có lần gom vốn đi buôn nhãn mà thất bại, lượng nhãn nhập về thối hỏng hết, anh Phú đành trở về với hai bàn tay trắng. Vợ chồng anh chị lúc đó chỉ biết cười mà như mếu, động viên nhau cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn khi ấy.

Chị Thanh đi học làm bánh với hy vọng giúp gia đình đổi đời.

Nhờ có người quen giới thiệu, chị Thanh được vào học tại một trường dạy nghề. Sau khi hoàn thành khóa học cũng vừa hay là lúc một khách sạn cao cấp ở Hà Nội tuyển thợ làm bánh. Nhờ có tay nghề cao, chị trúng tuyển ngay đợt đầu tiên.

Hai vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh của riêng mình Marry

Sau nhiều năm làm việc ở khách sạn và tích lũy cho mình được kha khá kinh nghiệm. Hai vợ chồng chị Thanh đưa ra một quyết định táo bạo đó là nghỉ việc ở khách sạn – nơi đang mang đến thu nhập khá cao để ra ngoài mở một tiệm bánh riêng. Bước đầu, anh chị đã phải chạy khắp nơi vay mượn. Sau bao nhiêu khó khăn vất vả, cuối cùng vợ chồng anh chị cũng hoàn thành nguyện vọng là có 1 tiệm bánh trên phố Mã Mây.

Hai vợ chồng bán báo thành chủ tiệm bánh của riêng mình

Rồi cứ thế, vợ thì làm bánh, chồng vừa làm công việc quản lý, tiếp thị kiêm luôn giao hàng… Công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi giúp anh chị tích lũy được số vốn kha khá. Nghĩ lớn làm lớn, anh chị lại đi vay mượn thêm để mở cửa hàng thứ 2. Ngờ đâu, lần này làm ăn thất bại, anh chị ôm cục lỗ lên đến 300 triệu đồng.

Nợ nần chồng chất, chị Thanh ôm mặt khóc, anh thì suy nghĩ đến bạc cả đầu. Thế nhưng sau nhiều đêm trằn trọc không ngủ, cả hai lại gắng gượng tiếp tục làm việc trả nợ.

Trời không phụ lòng người có công

Thế rồi trời không phụ lòng người, công việc kinh doanh dần khấm khá hơn trước, tay nghề của chị Thanh cũng ngày một được nâng cao. Tiệm bánh của anh chị nhận được nhiều mối hàng lớn. Có khi chỉ trong 1 ngày mà đến hơn 20 nhà hàng, khách sạn đặt bánh do chị làm. Kinh doanh khấm khá, anh chị mở thêm 2 tiệm bánh ngọt, hiện đang ngụ tại các con phố sầm uất ở Hà Nội.

Đến thời điểm hiện tại, các tiệm bánh của gia đình anh Phú – chị Thanh đều hoạt động ổn định, chị Thanh còn nhận dạy học nghề cho những ai có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chị mở thêm các lớp dành cho du khách muốn trải nghiệm công việc làm bánh trung thu, qua đó góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Hành trình từ tay trắng đi lên của anh Phú – chị Thanh quả thực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Còn bạn, bạn cảm nhận ra sao về hoàn cảnh đặc biệt của đôi vợ chồng này?

Theo Thể Thao & Văn Hoá

Xem thêm: Cảm động không ngừng với bộ ảnh cưới chân tình của 2 cụ già nhặt rác

From Marry with


Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất
Marry - loading