Thực đơn cỗ cưới đúng “chuẩn” phong tục miền Bắc

10:30, 12/06/2018 bởi: CARMEN8X
 1 bình luận  14 love

Đặc trưng vùng miền khác nhau dẫn đến văn hóa cưới hỏi khác nhau, trong đó thực đơn cỗ cưới là yếu tố thể hiện rõ rệt nhất. Cỗ cưới ba miền có nhiều điểm độc đáo riêng mà không phải cặp đôi nào cũng hiểu hết.

Theo thời gian và những luồng giao thoa văn hóa mới, thực đơn cỗ cưới của các vùng miền Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong đó, mâm cỗ miền Bắc có lẽ là một trong những yếu tố có sự biến tấu rõ rệt nhất.

Thực đơn cỗ cưới truyền thống miền Bắc của ngày xưa

Ngày xưa, các món ăn đãi tiệc cưới của người miền Bắc khá đặc biệt so với các vùng miền, nhất là tại Hà Nội. Cỗ cưới xưa phải có đủ các món: Bóng cá sủ, súp yến, vi cá mới là sang trọng cầu kỳ. Ăn cỗ xong phải tráng miệng bằng bánh phu thê (bánh su sê) mới thật là xứng mặt đám cưới chốn kinh thành.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

thực đơn cỗ cưới kiểu miền bắc cổ truyền

Thực đơn cỗ cưới kiểu miền Bắc truyền thống được trình bày giản dị nhưng có đủ “cao lương mỹ vị”

Còn chốn làng quê khi sắp cưới, gia đình hai bên chuẩn bị thực phẩm từ trước cả tháng để nấu cỗ cưới tại nhà. Lợn, gà, chim, cá… mua về sẽ được nuôi và vỗ béo, sau đó mới đem ra làm thịt đãi cả làng cả họ. Một con lợn sẽ làm được rất nhiều món khác nhau như: Lòng luộc, nem tai, giò lụa, canh chân giò…

Thậm chí có gia đình nuôi gà từ trước cả nửa năm, cho ăn ngô (bắp) để chắc thịt và dày da. Gà luộc lá chanh là món không thể thiếu trong bất kỳ buổi tiệc nào của người miền Bắc.

Mâm cỗ tiệc cưới ngày xưa của người miền Bắc thường là mâm 6 người, ăn từ sáng đến tối. Cứ vào đủ 6 người một mâm là chủ nhân buổi tiệc sẽ dọn hết toàn bộ thức ăn lên bàn để mọi người ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không dọn theo thứ tự các món.

"Sự tích" bánh pudding trong thực đơn tiệc cưới
Bánh pudding là món bánh phổ biến ở các nước phương Tây, được du nhập về Việt Nam trong những...

Thực đơn đám cưới tại miền Bắc ngày nay

Thông thường, mâm cỗ cưới của người Hà Nội ngày nay phải đủ các món măng, bóng, chim ngói hoặc chim câu hầm, nấm thả, gà luộc lá chanh, chả quết hạnh nhân, nộm, xôi gấc… Đĩa xôi gấc cũng là một biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc hôn nhân.

thực đơn cỗ cưới miền bắc xôi gấc

Món ăn không thể thiếu trong thực đơn lễ cưới ở miền Bắc: Xôi gấc đỏ

Màu đỏ của gấc làm mâm cỗ thêm đẹp, và biểu thị cho tình duyên bền lâu thắm mãi. Mỗi đĩa xôi lại phải có vài ba hạt gấc đen để chứng tỏ là gấc thật không phải xôi trộn phẩm màu! Hay như chiếc bánh phu thê, phải làm bằng bột nếp thanh sao cho bánh dẻo và giòn.

thực đơn cỗ cưới miền bắc gà luộc lá chanh

Món gà luộc lá chanh

Mâm cỗ cưới miền Bắc tại các vùng ven vẫn còn vương nhiều nét truyền thống. Mọi người sẽ đãi tiệc tại nhà suốt nhiều ngày, cả làng cả xóm sẽ cùng tham gia nấu cỗ cưới.

Chính vì vậy, thực đơn đãi tiệc cưới của miền Nam rất khác với người miền Bắc. Từ xưa đến nay, mâm cỗ Bắc thường lên tới con số 12 món cho một thực đơn.

thực đơn cỗ cưới miền bắc nộm su hào

Nộm su hào cà rốt cơ bản

Thực đơn cưới miền Bắc: Mâm cỗ cưới gồm những món gì?

Mời bạn tham khảo mẫu thực đơn đám cưới miền Bắc dưới đây:

  • Khai vị: Súp gà ngô ngọt, súp măng tây, súp bí ngô kem nấm
  • Món rán: Tôm bóc vỏ chiên trứng muối – Tôm hấp trái dừa
  • Món cá: Cá quả phi lê sốt – Cá tầm nướng – Cá hấp xì dâu
  • Món sốt, hầm: Thịt bò sốt tiêu đen – Bò lúc lắc – Chân giò hầm
  • Món gà, chim truyền thống: Gà xối mỡ chiên da giòn – Chim câu sốt nước dừa – Chim quay – Gà luộc lá chanh
  • Nộm: Nộm xoài – Nộm sứa – Nộm rau quả thập cẩm
  • Món xào: Các loại rau xào theo mùa
  • Món canh: Canh măng khô nấu mọc – Canh bóng – Canh mọc tôm
  • Tinh bột: Xôi vò hạt sen, xôi gấc – cơm tám
  • Tráng miệng: Caramen (bánh flan), hoa quả (trái cây)
thực đơn cỗ cưới kiểu miền bắc

Một mâm cỗ miền Bắc hiện đại tại nhà hàng

Riêng tại khu trung tâm Hà Nội, các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao xuất hiện ngày càng nhiều cùng sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và hội nhập quốc tế, thực đơn tiệc cưới tại những nơi này cũng không khác mấy với thực đơn cưới tại TP.HCM.

Số lượng các món ăn cũng khoảng từ 5-7 món tùy theo chủ nhân buổi tiệc, bao gồm khai vị (súp, gỏi), món chính (lợn, gà, cá, bò…) và cuối cùng là tráng miệng (bánh, chè hoặc trái cây…). Có khác chăng chỉ là cách thể hiện và hương vị món ăn vì người miền Bắc thích sự thanh tao, nguyên vị chứ không thích kiểu chế biến quá nhiều.

Chọn thực đơn đám cưới phía Bắc lưu ý điều gì?

Khi chọn thực đơn cưới miền Bắc bạn nên chọn các món thanh đạm, chú trọng vào hương vị gốc của món ăn thay vì nêm nếm quá nhiều gia vị. Thời tiệc miền Bắc cũng thay đổi rõ rệt theo mùa nên cặp đôi cũng nên chọn món hợp lý. Mùa Đông chọn súp, cháo hay lẩu nóng còn Hè thì món thanh đạm như gỏi, trái cây.

Bí quyết lên thực đơn cưới trong mùa Thu – Đông
Bí quyết lên thực đơn cưới trong mùa Thu – Đông
Khi tiết trời sang Thu với không khí se lạnh, một thực đơn cưới với các món nóng, giàu đạm sẽ...

Người miền Bắc rất trọng lễ nghi, cầu kỳ nhất là trong những việc trọng đại như cưới xin. Các cặp đôi chuẩn bị cưới nên dành nhiều thời gian chọn thực đơn cỗ cưới, tránh qua loa mà làm mất lòng khách mời.

From Marry with
Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.



Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất