Không phải ngẫu nhiên mà Sống chung với mẹ chồng trở thành bộ phim Việt Nam gây sốt nhất thời điểm hiện tại. Dõi theo từng cuộc cãi vã của mẹ chồng Phương (NSND Lan Hương) và cô con dâu Vân (Bảo Thanh), khán giả bàn luận rôm rả rồi bực tức, tranh cãi như câu chuyện của chính gia đình mình. Không có dàn diễn viên trẻ trung ăn khách, lại chẳng thực hiện chiến dịch quảng bá hoành tráng, song Sống chung với mẹ chồng vẫn thu hút sự chú ý bằng nội dung phim rất đời thường: Chuyện mẹ chồng – nàng dâu.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
"Sống chung với mẹ chồng" hiện đang được phát sóng trên kênh VTV1
Hai người phụ nữ: Ai cũng có cái lý của họ!
Trong 3 tập phim đã lên sóng, khán giả được chứng kiến hàng loạt tình tiết hấp dẫn liên quan đến đời sống hôn nhân. Chẳng phải lên gân bằng kịch bản đấu tranh thương trường, giành giật tài sản phức tạp, Sống chung với mẹ chồng chỉ quanh đi quẩn lại bằng những nhân vật đó, rắc rối đó song lại làm khán giả nức lòng vì cái tài "đánh đâu trúng đó". Phim mở đầu bằng tình huống chàng công tử nhà giàu, quen được nuông chiều – Thanh (Anh Dũng) đưa cô bạn gái Vân về nhà ăn sinh nhật mẹ ruột. Vào lần đầu tiên gặp mặt, bà Phương và Vân tỏ ra khá vui vẻ với nhau. Nhưng mối quan hệ tốt đẹp đã tiêu tan chỉ ít lâu sau đó vì lý do đơn giản, hai người phụ nữ này không hợp tính cách.
Cậu con trai Thanh bất đắc dĩ bị đặt giữa 2 người phụ nữ
Với tâm lý thương con "vô địch thiên hạ", bà Phương tỏ ra chán ghét Vân vì cho rằng cô không biết cách chăm sóc con trai bà. Khi Thanh xin phép được cưới Vân làm vợ, bà Phương thậm chí còn gạt đi với lý do: "Con trai mẹ cao to đẹp trai, công việc nhà nước ổn định, nhà cao cửa rộng, thiếu gì đứa con gái muốn lấy". Trong mắt bà Phương, Vân chỉ là một đứa con gái xa lạ ở đẩu ở đâu về đây, và tuyệt nhiên so sánh tất cả mọi thứ, Vân vẫn "chẳng thể xứng đáng với Thanh". Nhưng tình yêu nam nữ đang trong giai đoạn chín muồi, đâu thể nói một tiếng cắt đứt mà bỏ qua được. Bà Phương càng ngăn cản thì Thanh lại càng ra sức thuyết phục, anh thậm chí còn tuyên bố rằng: "Nếu mẹ không cho cưới thì con vẫn sẽ một mình cưới Vân". Đến đây, bà Phương đành chào thua, chấp nhận mắt nhắm mắt mở để đưa Vân về làm dâu nhà mình.
Bà Phương liên tục gây ra bức xúc cho khán giả vì cách làm mẹ chồng có phần đành hanh, khó tính
Về phần Vân, cô nàng này là đại diện tiêu biểu cho lớp phụ nữ thành thị thế hệ mới. Vân năng động, tài giỏi trong công việc; lại được mọi người yêu mến vì vẻ ngoài xinh đẹp, gia đình nề nếp gia phong. Khi Vân thông báo sắp cưới chồng, bạn bè, đồng nghiệp đều mừng cho cô. Vì sau bao năm lăn lộn kiếm tiền nơi đất khách quê người, cô gái ngoại tỉnh như Vân cũng đã được bước chân vào một gia đình giàu có ở Hà Nội. Trong mắt bạn bè, Vân là cô gái may mắn, bởi chẳng những lấy được chồng đẹp trai, yêu thương mình hết mực, cuộc sống của cô còn được vẽ ra bởi viễn cảnh "thiếu phu nhân" lắm tiền, giàu có.
Trong mắt bà Phương thì vợ chỉ là đứa con gái xa lạ, không lấy đứa này thì lấy đứa khác!
Vân đã từng mơ mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng đến khi ngày cưới diễn ra, tất cả chỉ còn là mớ bòng bong. Không quen với những nguyên tắc do mẹ chồng đưa ra, Vân bắt đầu tỏ thái độ bất hợp tác. Với Vân, cuộc sống hôn nhân hoàn hảo chỉ cần có 2 người, đó là vợ và chồng, còn chuyện sống chung với bố mẹ chồng chẳng khác nào mất đi tự do. Bản tính vốn độc lập, tự chủ, Vân khó chịu với tất cả những lời nói của bà Phương. Lúc vào bếp nấu ăn cùng bà, bị chê vài ba câu là vụng về, không biết tiết kiệm, cô đã trợn trừng mắt, "đứng hình" như có thù với mẹ chồng từ lâu lắm rồi.
Vân cũng chẳng phải dạng vừa khi liên tục trợn trừng, ưỡn ẹo trước mặt mẹ chồng
Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu của Sống chung với mẹ chồng mang dáng dấp những câu chuyện đời thường mà khán giả có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Mẹ chồng vì thương con trai nên khó chịu, hạnh họe nàng dâu. Dâu mới quen lối sống tự do, khi đối mặt với mẹ chồng lớn tuổi lại cho rằng bị điều khiển đến mất đi quyền tự chủ. Chị này nói câu này, chị kia đã "đốp chát" bằng câu khác. Những ánh mắt dỗi hờn, những cái bĩu môi ngán ngẩm khiến cho gia đình càng thêm ngột ngạt.
Trong tập 3 của phim Sống chung với mẹ chồng, bà Phương gây ngỡ ngàng khi nhắc nhở chuyện giường chiếu của con trai trước mắt tất cả mọi người. Vân cũng chẳng vừa khi bỏ ra ngoài nghe điện thoại của mẹ ruột, bạn bè dù cơm nước đã dọn sẵn, bố chồng – mẹ chồng – chồng đều đang ngồi đó chờ mình. Một nàng dâu mới bất quy tắc, một bà mẹ chồng quá quy tắc, những cuộc xung đột "lợi ích" xuất hiện trên phim làm khán giả không khỏi giật mình.
Một nàng dâu mới bất quy tắc, một bà mẹ chồng quá quy tắc, những cuộc xung đột "lợi ích" xuất hiện trên phim làm khán giả không khỏi giật mình.
Xét cho đến tận cùng, người phụ nữ nào cũng có cái lý của họ. Và bởi vì bảo vệ phần đúng về mình nên họ vô tình làm tổn thương người xung quanh. Bà Phương không muốn mất đi tình thương của con trai nên cứ chăm chăm đối xử với anh như một đứa trẻ, bà cấm cô con dâu ngồi lên người anh dù thời điểm đó là đêm khuya, khi đôi trẻ đang ở trong phòng riêng của mình. Vân dỗi hờn, trách cứ mẹ chồng khi bà đòi quyền quyết định tất cả mọi thứ cho đám cưới. Dù hôn nhân đại sự là chuyện liên quan đến nhiều người nhưng cái cách bà Phương đòi mua sắm vàng, chụp ảnh cưới, mua drap trải giường theo ý thích của bà đã làm cô con dâu phật ý.
Nhưng cũng là tại anh, tại ả!
Ai về làm dâu cũng mong muốn có được cuộc sống yên ả, thuận hòa. Nhưng Vân đã phạm phải sai lầm khi chẳng có cách cư xử khéo léo với mẹ chồng. Bà Phương không phải người chẳng biết chuyện, chỉ là bà quá thương con trai và không biết điều tiết cách ứng xử sao cho hợp lý. Vân lại càng gây ngạc nhiên cho khán giả hơn khi có cách đối chọi khác thường. Đa phần, những bà mẹ chồng trong đời sống thực đều không chấp nhận việc con dâu cãi lại lời mình. Họ có thể đúng hoặc sai nhưng khi con dâu tỏ thái độ "bất hợp tác", mọi chuyện coi như đã đi theo hướng cực kỳ xấu.
Việc có thêm một người phụ nữ trong nhà khiến bà Phương chưa thể thích ứng được
Ở tập 2, Vân – Thanh cùng nhau đi mua sắm trang sức cưới, lo sợ con trai không mua được "hàng tốt", bà Phương đã lén lút theo sau. Đến nơi, bà bắt Vân – Thanh phải chọn trang sức theo ý mình, vì bà cho rằng nếu sau này có bán đi thì cũng sẽ được giá. Còn trang sức Vân chọn không có giá trị vật chất khi bán đi. Đến đây, cô Vân ưỡn ẹo tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Hết rưng rưng nước mắt nhìn Thanh, Vân lại "làm lơ" luôn sự khó chịu của bà Phương. Một cái nhìn thiện cảm hay một cái chào cho phải đạo con dâu Vân cũng không có. Vân khiến người xem khó hiểu khi bao nhiêu quy tắc ửng xử cô đã quên hoàn toàn. Với Vân lúc này, bà Phương chỉ còn là mẹ chồng đành hanh, khó tính, lúc nào cũng muốn chiếm đoạt không gian sống tự do của cô!
Vì tính cách quá mạnh mẽ, cá tính nên Vân không thể chịu được những quy tắc do mẹ chồng đặt ra
Bà Phương đã từng nói: "Vợ chỉ là đứa con gái xa lạ ở đẩu ở đâu về đây. Nhưng mẹ thì chỉ có một". Câu nói này không phải sai hoàn toàn. Chỉ là sự thật nó đưa ra quá phũ phàng. Người Việt trọng tình nghĩa, trọng đạo vợ chồng, khi một sự thật phũ phàng đưa ra, chả ai muốn chấp nhận, nhất là những cô con dâu mới về nhà chồng, còn mang tâm lý tủi thân, lo sợ. Đời người con gái 12 bến nước, biết bến nào trong, bến nào đục? Vân kém may mắn vì đụng phải mẹ chồng khó tính. Nhưng cô lại càng khiến cho cái sự kém may của mình trở thành thảm họa hơn khi xù lông chống lại nó. Giá như Vân bớt cá tính, bớt xù lông thì biết đâu được, sẽ chẳng có mớ rắc rối mẹ chồng – nàng dâu nặng nề như những gì đang diễn ra!
Giá như Vân bớt cá tính, bớt xù lông thì biết đâu được, cuộc sống hôn nhân sẽ vẹn tròn, vui vẻ hơn!
Với câu chuyện của Sống chung với mẹ chồng, chẳng ai là người đúng hoặc sai thực sự. Đứng trên quan điểm của mẹ chồng, những điều bà Phương làm chỉ là xuất phát từ tâm lý thương con quá mức. Còn riêng nàng dâu Vân, tất cả sẽ nhẹ nhàng hơn nếu bớt đi cái sự đỏng đảnh và chịu mở lòng với người mẹ thứ hai của mình. Tình cảm giữa người và người không phải dễ dàng xuất hiện, nó cần được bồi đắp qua thời gian với sự chân thành của các bên.
Tình cảm giữa người và người không phải dễ dàng xuất hiện, nó cần được bồi đắp qua thời gian với sự chân thành của các bên. Và Vân hay bà Phương đều vô tình quên mất điều này!
Chẳng phải khi không mà có duyên phận mẹ chồng – nàng dâu, nếu ai cũng cư xử theo kiểu Vân và bà Phương thì cuộc sống hôn nhân sẽ tồi tệ đến mức nào. Xem Sống chung với mẹ chồng để soi mình vào câu chuyện của các nhân vật, chẳng có gì đáng sợ nếu dành cho nhau những cái nhìn thiện cảm. Còn cứ khư khư giữ nguyên tâm lý "tôi phải là nhất ở cái nhà này" thì chính bản thân mình sẽ là người chịu thiệt thòi đầu tiên. Tổn thương vật chất có thể bù đắp dễ dàng, song tổn thương tình cảm, nhất là tình cảm trong mối quan hệ hôn nhân – gia đình lại là điều khó lòng nguôi ngoai!
Nguồn afamily
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay