Những nét đẹp trong nghi thức truyền thống của đám cưới miền Tây

14:36, 31/12/2018 bởi: Trúc Anh
 0 bình luận  0 love

Nét đặc trưng trong văn hóa cưới hỏi miền sông nước luôn thu hút nhiều cặp đôi sắp cưới. Các nàng hãy cùng Marry khám phá những phong tục, nghi lễ vô cùng độc đáo không lẫn vào đâu được của đám cưới miền Tây nhé.

Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi người, là bước ngặt lớn trong mối quan hệ đôi lứa. Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống khác nhau.

Điều này tạo nên một văn hóa cưới hỏi vô cùng đa dạng và thú vị cho hôn lễ Việt. Trong đó, đám cưới miền Tây sở hữu rất nhiều nét đặc trưng riêng biệt vô cùng độc đáo.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

Chuẩn bị trước ngày cưới

Trong văn hóa cưới hỏi truyền thống, xem tuổi là phong tục đã tồn tại từ rất lâu trong tâm linh của của người Việt. Đám cưới ở miền Tây sông nước cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cho dù ngày nay, việc xem tuổi đã thoáng hơn nhưng vẫn được duy trì trong dịp trọng đại này

đám cưới miền tây 3

Hai gia đình sẽ chọn ngày lành để tổ chức đám cưới miền quê

Thông thường, nhà gái sẽ nhận canh thiếp (họ tên, tuổi, quê) của nhà trai để xem có hợp tuổi với cô dâu hay không. Điều này sẽ giúp hai họ chọn ngày cưới hỏi đẹp để chú rể mang sính lễ đến nhà gái dạm ngõ. Sau khi thống nhất ngày cưới, gia đình cô dâu chú rể sẽ dựng rạp bằng tre rồi trang trí bằng các cây lá có sẵn trong sân vườn.

Nhà nào có điều kiện hơn thì sẽ thuê dịch vụ tiệc cưới hay tổ chức tại nhà hàng. Bên cạnh đó, thay vì mời miệng đúng chất dân dã và mộc mạc của đám cưới miền Tây Nam Bộ ngày xưa, cô dâu chú rể hiện đại sẽ sử dụng thiệp cưới để trao lời mời đến các vị khách quý.

Nghi thức đám cưới miền Tây

Vào thế kỷ 19, đám cưới nơi đây vẫn có đầy đủ 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tài, thỉnh kỳ, thân nghinh. Lúc này, văn hóa cưới hỏi miền Tây còn có tục chú rể đến nhà gái làm rể trước rồi mới tổ chức đám cưới sau.

đám cưới miền tây 1

Rước dâu bằng thuyền cũng là “đặc sản” của đám cưới miền Tây

Sau khi tách ra từ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, người dân nơi đây vẫn quen gọi 6 nghi lễ trong cưới hỏi: Lễ giáp lời, thông gia, cầu thân, đám nói, đám cưới, và phản bái.

Đến ngày nay, do khoảnh cách địa lý cũng như hòa nhập với xu hướng chung, lục lễ cũng được lược bớt chỉ còn 3 lễ chính: lễ dạm ngõ, đám hỏi và đám cưới. Sinh lễ nơi đây thường được chuẩn bị với số chẵn như 4, 6, 8…

Lễ vu quy truyền thống của người Việt bao gồm những bước gì?
Lễ vu quy truyền thống của người Việt bao gồm những bước gì?
Người trẻ cho rằng các lễ nghi đám cưới truyền thống nói chung và lễ vu quy nói riêng vẫn quá...

Điều kiêng kỵ khi tổ chức lễ cưới

Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì thế, trong ngày trọng đại, cô dâu chú rể cùng hai bên gia đình đều kiêng cữ một số điều nhất định. Bởi họ tin rằng việc này sẽ giúp cho hôn lễ diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.

Ngày xưa, lễ cưới miền Tây thường không được tổ chức vào năm Kim Lâu của cô dâu cũng như ngày giờ xấu. Tuổi Kim lâu là tuổi mà khoa học cổ Phương Đông lúc đầu tổng kết phục vụ cưới xin. Nếu tân nương phạm tuổi này thì cưới xin sẽ bị không tốt cho bản thân, cho người mình sắp làm đám cưới, có hại cho con cái.

Song song đó, tuổi Kim Lâu còn có hại cho đại gia súc cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây: “Một, ba, sáu, tám Kim Lâu. Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu thì đừng”. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các thành viên của một diễn đàn uy tín về phong thủy, lý số, tuổi Kim Lâu phải tính theo cách khác.

đám cưới miền tây 8

Một cách theo 9 ô, cách kia theo 10 ô. Với cách 9 ô thì lấy tuổi mụ của người nữ chia cho 9, dư ra 1, 3, 6, 8 thì đó là Kim Lâu. Cách 10 ô thì chia cho 10, dư ra 0, 2, 6, 8 là Kim Lâu.

Trong lễ ăn hỏi, chú rể sẽ là người xé quả cau, tránh dùng dao cắt. Việc xếp trầu sẽ là nhiệm vụ của nàng dâu mới. Bên cạnh đó, mẹ của cô dâu không được theo đoàn đưa dâu đưa con về nhà chồng.

Mẹ chồng cũng không nên trực tiếp ra cửa để chào đón tân nương. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ này đã được lược bỏ ở một số nơi, đặc biệt là những nơi trung tâm. Vì nhiều gia đình cảm thấy những điều này là không cần thiết. Hai bên gia đình đều muốn tận hưởng trọn vẹn ngày vui của con cháu trong dịp trọng đại này.

Những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới truyền thống Việt Nam
Những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới truyền thống Việt Nam
Phong tục cưới truyền thống Việt Nam từ xa xưa vốn đã vô cùng phong phú, kéo theo đó là rất...

Những phong tục và lễ nghi trong đám cưới miền Tây luôn là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Vì thế, cô dâu chú rể ngày nay hãy cố gắng thực hiện trọn vẹn những nghi lễ cần có để đảm bảo cho ngày vui diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn nhé!

From Marry with
Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.



Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất