Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều phong tục truyền thống của Việt Nam trong hôn nhân đã được giản lược đi để mang lại sự đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên vẫn có một số nghi lễ được duy trì từ ngày xưa cho đến bây giờ, chẳng hạn như lễ dạm ngõ. Cùng Marry tìm hiểu về lễ này và xem trong lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì nhé.
Phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt Nam bình thường sẽ trải qua 6 lễ bao gồm: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó nạp thái hay còn gọi lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên cho đôi trẻ để bước đầu về chung một nhà. Do cuộc sống hiện đại nên phong tục truyền thống trong hôn nhân đã được giản lược chỉ còn một nửa, chỉ còn bao gồm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ đón dâu.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
1. Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì?
Trước khi tìm hiểu nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ, chùng ta cần hiểu rõ lễ dạm ngõ là gì? Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ thuộc phong tục hôn nhân của người Việt Nam. Mục đích của lễ này là để bước đầu chính thức hoá quan hệ hôn nhân của hai gia đình.
Đây được xem như là lần đầu tiên cha mẹ hai bên gặp mặt nhau để tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong cũng như điều kiện của gia đình đôi bên. Nhà trai sẽ đến xin đặt vấn đề với nhà gái để đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau một cách kỹ càng trước khi quyết định đi đến hôn nhân.
Trong ngày này, nhà trai sẽ đem lễ vật, trầu rượu sang thưa chuyện với nhà gái. Ở lễ dạm ngõ, cô dâu chú rể chưa cần mặc lễ phục mà chỉ cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự là được.
Lễ dạm ngõ ngày nay đã được đơn giản hơn nên các lễ vật nhà trai cần chuẩn bị cũng không quá phức tạp. Chỉ cần một cơi trầu cau, chè, rượu thuốc, ít bánh kẹo và hoa quả loại tốt là được. Tuy nhiên, ở những vùng khác nhau thì lễ dạm ngõ sẽ có một chút thay đổi.
>>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ theo nghi thức ba miền Bắc Trung Nam
Lễ dạm ngõ miền Bắc
Những lễ vật cần chuẩn bị sẽ gồm trà, rượu, một ít bánh trái và trầu cau. Đặc biệt, số lượng các món đồ này phải đều là số chẵn.
>>> Xem chi tiết: Lễ dạm ngõ miền bắc
Lễ dạm ngõ miền Trung
Lễ vật chuẩn bị cho nghi thức này ở miền Trung còn đơn giản hơn, chỉ cần khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Người miền Trung thường gói thêm trong lễ vật sản vật đặc trưng của địa phương để làm quà cho bên nhà gái. Chẳng hạn như lễ vật của người Bình Định, Phú Yên chẳng thể nào thiếu được gói bánh Hồng nổi tiếng.
>>> Xem chi tiết: Lễ dạm ngõ miền trung
Lễ dạm ngõ miền Nam
Lễ dạm ngõ ở miền Nam còn có tên khác là lễ nói, đám nói. Người miền Nam hay chuẩn bị lễ vật là cặp trà, cặp rượu được gói giấy đỏ trịnh trọng. Thêm vào đó là dĩa trầu têm cánh phượng và mâm ngũ quả bắt mắt.
>>> Xem chi tiết: Lễ dạm ngõ miền nam
Tuy nhiên, dù là ở bất cứ đâu thì lễ vật của cả ba miền Bắc Trung Nam đều có một điểm chung là được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận. Các món đồ đều là thứ đẹp nhất và tốt nhất như một sự trân trọng mà gia đình bên này gửi tặng đến nhà thông gia tương lai.
>>> Xem ngay: Lễ vật lễ dạm ngõ chuẩn bị sẵn
2. Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ?
Ở Việt Nam nói chung và trên cả ba miền Bắc Trung Nam nói riêng đều không quá khắt khe với những thủ tục tổ chức cho lễ dạm ngõ. Các gia đình có thể lựa chọn đi xem ngày lành tháng tốt hoặc không cần đi cũng không sao. Quan trọng là cả hai bên phải tìm được một ngày phù hợp với thời gian của cả hai bên gia đình để có thể sắp xếp chuẩn bị chu đáo nhất.
Một lời khuyên quan trọng mà ba mẹ cô dâu chú rể cần lưu ý là ngày thực hiện lễ dạm ngõ cần được thoả thuận trước để hai gia đình có thời gian sắp xếp công việc, tránh xảy ra những sai sót làm mất lòng đôi bên ngay từ đầu.
Đối với lễ dạm ngõ, việc chọn hay xem ngày không phải là quan trọng nhất. Điều cần phải được chú ý chính là cặp đôi phải tìm hiểu thật kỹ cách sinh hoạt cũng như nếp sống của hai bên gia đình để có cách ứng xử phù hợp.
Vậy dạm ngõ trước khi cưới bao lâu? Thông thường, lễ dạm ngõ sẽ được chuẩn bị trước lễ ăn hỏi và đám cưới khoảng 2 tháng.
Lưu ý khác:
Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị gì?
Về phần nhà gái, điều cần thiết phải làm là chuẩn bị chu đáo nhà cửa để thể hiện sự hiếu khách, cởi mở của gia đình. Đồng thời, nếu gây ấn tượng tốt cho phía nhà trai còn giúp con gái mình có một cuộc sống dễ chịu hơn về sau.
Những công việc quan trọng nhà gái cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Thứ nhất là phải dọn dẹp, sắp xếp thậm chí là sửa sang lại nhà cửa cho tinh tươm, gọn gàng. Ngoài ra nhà gái cũng cần chú ý quét dọn bàn thờ tổ tiên và bày mâm ngũ quả để mời ông bà về cùng tham gia với con cháu trong lễ dạm ngõ. Đặc biệt, việc dọn bàn thờ rất cần thiết bởi chú rể sẽ lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái trong dịp này.
Đồng thời, nhà gái cũng phải chuẩn bị đầy đủ trà rượu, nước uống, bánh kẹo và hoa quả để tiếp đón nhà trai được chu đáo nhất. Ngay cả bàn tiếp khách cũng cần được chú ý dọn dẹp và có thể trang trí thêm khăn trải bàn hoặc lọ hoa để tạo ra không khí gặp mặt vui vẻ nhất. Những loại hoa hay được sử dụng gồm có hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lan… Cần chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất như chỗ đỗ xe để tránh phát sinh những vấn đề không cần thiết hay vướng víu nhỏ làm đôi bên mất lòng.
Sau buổi trò chuyện, thăm hỏi của hai gia đình, nhà gái cũng cần chuẩn bị thêm mâm cơm để đãi khách khứa từ nhà trai. Mâm cơm không cần quá cầu kỳ phức tạp nhưng phải đầy đủ để thể hiện sự hiếu khách và đặc biệt là tài nữ công gia chánh của đằng nhà gái.
>>> Xem chi tiết: Lễ dạm ngõ nhà gái chuẩn bị gì?
Thành phần tham gia lễ dạm ngõ
Đây là buổi gặp mặt thân thiết giữa hai bên gia đình nên người tham dự cũng chỉ gói gọn trong nội bộ những người trong nhà.
Về phía nhà trai, người tham gia sẽ bao gồm chú rể, ba mẹ chú rể, ông, bà, cô, dì, chú, bác… Số lượng người tham dự ít nhất phải là 5 người và tốt nhất là con số 7.
Về phía nhà gái cũng chỉ có cô dâu và những người thân thiết trong gia đình tham gia như bố mẹ cô dâu cùng một số họ hàng ruột thịt.
Tuy nhiên, tuỳ theo văn hoá từng vùng hay từng gia đình mà số lượng người tham dự hay thành phần tham gia có thể thay đổi chút ít. Điều quan trọng cần phải nhớ đó là báo chính xác ngày giờ cũng như số lượng người tham gia trước lễ dạm ngõ cho nhà gái để gia đình có sự đón tiếp chu đáo nhất.
>>> Xem chi tiết: Thành phần tham gia lễ dạm ngõ gồm những ai?
Trình tự tổ chức lễ dạm ngõ
Nhà trai sẽ là bên định ngày tổ chức lễ dạm ngõ và thông báo trước cho bên nhà gái. Đúng ngày giờ hôm đó, ba mẹ chú rể sẽ mang lễ vật sang thăm hỏi cũng như nói chuyện, ngỏ ý muốn cho đôi trẻ được chính thức làm quen tìm hiểu nhau, và có thể tính chuyện trăm năm vào tương lai không xa.
Trình tự buổi lễ dạm ngõ sẽ diễn ra lần lượt như sau
Đúng ngày, giờ như đã hẹn trước, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái.
Đại diện nhà trai sẽ đứng ra chào hỏi và lần lượt giới thiệu thành phần những người tham dự. Sau đó, người đại diện cho phía nhà trai sẽ phát biểu, trình bày lý do và tráp dạm ngõ bao gồm những lễ vật đã chuẩn bị trước. Đặc biệt là người này cũng sẽ ngỏ lời xin phép để đôi trẻ được tìm hiểu nhau để sớm ngày tính chuyện trăm năm.
Về phía nhà gái sẽ nói lời cảm ơn, giới thiệu những người có mặt bên cô dâu và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị của nhà trai, cha mẹ cô dâu sẽ dâng lễ vật dạm ngõ cũng như trái cây lên bàn thờ cho đôi trẻ thắp hương. Mục đích là để báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự ủng hộ của ông bà cho nhân duyên được tốt đẹp hơn.
Cả hai bên cũng sẽ thảo luận những vấn đề trong đám hỏi, đám cưới như việc thách cưới, lễ vật ăn hỏi, thời gian tổ chức, địa điểm và quyết định thống nhất với nhau.
Kết thúc buổi lễ, để tăng thêm sự gắn kết thân mật, nhà gái sẽ mời đằng trai ở lại để dùng bữa cơm trong gia đình tạo thêm cơ hội giao lưu, nói chuyện để hiểu nhau hơn. Nếu không có thời gian và điều kiện, nhà gái có thể mời trà và bánh kẹo và hoa quả để thay thế.
Lời kết
Hy vọng các bạn đã hiểu được phần nào về buổi lễ dạm ngõ cũng như nghi thức và những lễ vật cần phải chuẩn bị. Dù đây không phải lễ quá lớn trong phong tục hôn nhân nhưng cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để thể hiện sự hiếu khách, tôn trọng cả hai bên gia đình. Đặc biệt, chuẩn bị lễ dạm ngõ chu đáo còn thể hiện sự nghiêm túc muốn tiến tới hôn nhân của đôi trẻ và ba mẹ hai bên gia đình.
>>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ được giản lược ngày nay có gì khác xưa?
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay