1. Khách mời:
Để tránh tình trạng bỏ sót hay dư thừa/thiếu hụt chỗ ngồi trong bàn tiệc, bạn nên chia danh sách khách mời làm hai phần:
– Khách mời cần thiết: Như họ hàng, người thân… – Khách mời thêm: Bạn bè, đối tác, đồng nghiệp…
Vì danh sách khách mời cần thiết thường cố định, do đó để chắc chắn họ có tham dự được hay không bạn nên mời nhóm này trước. Từ tổng số khách dự tính mời và số khách mời cần thiết tham dự được, bạn sẽ ước lượng được số khách cần mời thêm trong nhóm còn lại.
2. Nguồn kinh phí:
Chi phí cho một đám cưới là khá cao. Để kiểm soát được những khoản chi phí cho lễ cưới, tốt nhất bạn nên liệt kê hết tất cả khoản chi, sau đó lọc lại theo thứ tự ưu tiên: khoản nào bắt buộc phải chi, khoản nào không cần thiết, cân nhắc xem có nên chi hay không và sẽ chi với mức bao nhiêu cho phù hợp với ngân sách hiện tại của bạn.
3. Sổ tay:
Áp lực về khối lượng công việc, thời gian… sẽ khiến bạn khó lòng nhớ được những công việc cần thiết phải làm cho lễ cưới. Liệt kê chi tiết các bước công việc cần chuẩn bị vào một cuốn sổ tay sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ!
Một số nội dung bạn nên vạch ra trong cuốn sổ của mình:
– List nhà cung cấp dịch vụ cưới tham khảo – Xe cưới, phương tiện đi lại – Hoa cưới – Âm nhạc trong tiệc cưới – Các nghi lễ – Các món ăn đãi khách mời – Danh sách khách mời – Người tiếp khách, phụ rể, phụ dâu – Các cách làm đẹp trước, trong ngày cưới – Chụp ảnh cưới, ghi hình cưới
4. Chọn ngày:
Bạn nên chọn 2 ngày trong năm phù hợp cho việc tổ chức lễ cưới. Đến thời điểm bạn chọn mà bạn chưa sẵn sàng để tổ chức đám cưới hay vì một số lí do ngoài ý muốn không thể tổ chức lễ cưới được, bạn vẫn có thể dời vào ngày còn lại mà bạn đã chọn. Đừng quên kiểm tra xem ngày đã chọn có trùng với ngày lễ hay đại hội lớn nào không. Bởi trong những ngày đó, chi phí bạn phải bỏ ra thường cao hơn cũng như sẽ khó khăn hơn trong việc đi lại do giao thông vào những ngày đó thường bị tắc nghẽn.
5. Địa điểm
Chọn vị trí thuận tiện cho di chuyển, dễ tìm và tốt nhất là in bản đồ hướng dẫn cho khách mời trên thiệp cưới. 6. Phân chia công việc:
Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn chia nhỏ công tác chuẩn bị lễ cưới cho nhiều người. Tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân, giao cho họ phụ trách một công việc nhất định. Một người đảm nhận một công việc thì sẽ hiệu quả hơn và khi có trục trặc thì sẽ dễ giải quyết hơn là một mình cô dâu chú rể đứng ra ôm đồm tất cả.
7. Trang phục cưới:
Khoảng thời gian lựa chọn trang phục cưới đến khi lễ cưới diễn ra khá dài, do vậy, trong khoảng thời gian đó, bạn nên ăn uống, tập luyện giữ dáng để có thể diện vừa vặn trang phục mình đã chọn nhé.
8. Ưu tiên:
Công tác chuẩn bị khá nhiều công đoạn, để hoàn tất mọi việc kịp thời gian bạn nên ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trước, chẳng hạn như đặt bàn tiệc, đặt bánh cưới, chụp ảnh cưới…
Hy vọng những lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình. Nếu bạn cần tư vấn, liên hệ ngay với P.wedding ở địa chỉ bên dưới nhé!
Click vào nút Like Faceook để nhận nhiều điều thú vị khác từ P.wedding
P.wedding – Bí quyết lập kế hoạch cưới thông minh
Website: http://p-wedding.com/
Hotline: 0908.52.12.32
Facebook: www.facebook.com/PweddingWeddingPlanner
Add: 145/3 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM