Quốc gia Hồi giáo Yogyakarta thuộc Indonesia trở nên nhộn nhịp trong suốt 3 ngày nhân dịp đám cưới nàng công chúa thứ 4 của nhà vua Sultan Hamengkubuwono X.
Yogyakarta là một vùng tự trị đặc biệt của Indonesia, nơi dòng họ Hamengkubuwono nắm quyền cai trị từ năm 1755. Nơi đây nổi tiếng với những nghệ thuật truyền thống của khu vực đảo Java như lụa Batik, múa rối, âm nhạc, thơ ca…Và những âm hưởng truyền thống này được thể hiện một cách rõ nét trong đám cưới hoàng gia hồi tháng 10/2013.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
10 năm yêu xuyên biên giới
Công chúa Gusti Kanjeng Ratu Hayu là người con gái thứ 4 của vua Sultan Hamengkubuwono X của đất nước Indonesia. Cô đã gặp chồng của mình là Kanjeng Pangeran Haryo trong một buổi họp mặt lớp gần 10 năm trước khi cả hai vẫn còn đang là sinh viên trên đất Mỹ. Và cũng chính trên đất nước này, tình yêu của họ chớm nở. Công chúa Hayu lúc này đang là sinh viên của Học viện Công nghệ Steven tại New Jersey còn chú rể là sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học bang Washington.
Trải qua 10 năm, tình yêu của họ đã vượt qua khoảng cách địa lý khi người ở Mỹ và người đã trở về Indonesia vẫn nồng ấm như ngày đầu chỉ nhờ vào internet và những cuộc điện thoại đường dài. Hiện nay, chú rể vẫn làm việc cho Liên Hiệp Quốc tại trụ sở New York còn cô dâu đã chọn ở lại Indonesia cống hiến cho phòng nghiên cứu công nghệ trong chính lâu đài của hoàng gia.
Trang phục cưới rực rỡ sắc màu
Đất nước Indonesia vốn nổi tiếng với những sản phẩm lụa thủ công đầy màu sắc. Trong đám cưới của mình, công chúa đã thay đổi rất nhiều trang phục. Mỗi bộ trang phục nhiều màu sắc được mặc thích hợp với từng nghi lễ trong từng ngày của đám cưới. Dưới đây là bộ trang phục cưới truyền thống của Indonesia của công chúa Hayu. Bộ trang phục cưới truyền thống được may từ vải lụa với những hoa văn truyền thống được trang trí trên khắp thân áo.
Nghi lễ cưới truyền thống của vùng Java
Đám cưới của Công chúa Gusti Kanjeng Ratu Hayu và Kanjeng Pangeran Haryo diễn ra trong 3 ngày liên tiếp từ ngày 21 tháng 10 đến 23 tháng 10 năm 2013 với đầy đủ những nghi lễ cần thiết trong bất kì đám cưới ở Indonesia nào. Đầu tiên, cả cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đọc lời thề. Sau đó sẽ là lễ “Panggih”, chú rể sẽ đập vỡ một quả trứng dưới chân tượng trưng cho việc bước vào một đời sống vợ chồng mới. Tiếp đến là lễ “Wijikan”, một nghi lễ mà cô dâu rửa chân của chú rể để tượng trưng cho sự tận tâm của người vợ đối với chồng. Nghi lễ “Pondhongan” được thực hiện bởi chú rể và cậu của mình, 2 người sẽ nâng cô dâu đi chào các quan khách co mặt trong lễ cưới. Vào ngày cuối của lễ cưới sẽ diễn ra lễ thanh tẩy với nước và hoa do chính mẹ của cô dâu thực hiện.
Xe ngựa kéo được sử dụng xuyên suốt trong lễ cưới hoàng gia này. Chú rể Haryo đã đến cung điện vào ngày thứ hai bằng xe ngựa. Và vào thứ tư, ngày chính của lễ cưới sẽ có một buổi diễu hành với 12 xe ngựa của hoàng gia.
Bảo Thu
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay