Đám hỏi cần chuẩn bị gì để hai bên thông gia “dễ thở” nhất?

10:28, 23/03/2017 bởi: Thanh Trà
 0 bình luận  5 love

Đám hỏi cần chuẩn bị gì để hai nhà thông gia cũng như cô dâu – chú rể được “dễ thở” nhất? Chỉ cần lưu ý những điều sau, bạn sẽ không còn phải lo lắng.

Đám hỏi (hay còn được gọi là lễ ăn hỏi hoặc lễ đính hôn) có vai trò rất quan trọng trong các nghi thức kết hôn truyền thống của Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết đám hỏi cần chuẩn bị gì để bảo đảm đúng thủ tục và giúp hai bên thông gia đỡ vất vả.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì 1

Đám hỏi cần chuẩn bị gì để diễn ra theo cách hoàn hảo nhất là nỗi băn khoăn của nhiều cặp uyên ương trẻ

Đám hỏi là lời thông báo chính thức về việc hứa gả con cháu giữa hai họ. Sau khi chàng trai mang lễ vật đến nhà gái, anh chính thức được nhận làm con rể và cô gái sẽ trở thành “vợ sắp cưới” của anh. Sau nghi thức này, cặp uyên ương có thể tập xưng hô con với gia đình hai bên. Nói cách khác, sau đám hỏi, hai người sẽ có sợi dây ràng buộc chắn chắn và “bước một chân” vào nhà người kia. Đám cưới diễn ra sau đó sẽ là lời xác nhận chính thức cho quan hệ vợ chồng của họ với bà con và bạn bè.

Nhận ngay báo giá Sheraton Grand Danang Resort Tài trợ bởi: Sheraton Grand Danang Resort

Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.

Thông thường, đám hỏi sẽ có sự hiện diện của những thành viên thân thiết từ gia đình hai bên. Cụ thể, nhà trai có chú rể, bố mẹ, ông bà, họ hàng thân và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp); nhà gái có cô dâu, bố mẹ, ông bà, họ hàng thân thiết và một số nữ chưa chồng để đón sính lễ.

Những điều có thể bạn chưa biết về lễ ăn hỏi
Những điều có thể bạn chưa biết về lễ ăn hỏi
Theo phong tục người Việt Nam, các cặp đôi trẻ muốn tiến đến hôn nhân cần có đầy đủ những nghi...

Tuy chỉ diễn ra trong khoảng nửa ngày, đám hỏi với nhiều thủ tục truyền thống phức tạp vẫn có thể khiến gia đình đôi bên bối rối. Đám hỏi cần chuẩn bị gì giúp người trong cuộc được “dễ thở” hơn? Dưới đây, Marry xin chia sẻ chính xác và ngắn gọn những công việc mà hai họ cần làm để tiến hành đám hỏi hoàn hảo nhất:

1. Trang phục 

Nhà trai: Chú rể trong đám hỏi nên mặc áo sơ mi đóng thùng với quần Âu, có cà vạt và kết hợp áo vest khoác ngoài. Ngoài ra, chú rể cũng có thể mặc áo dài cách tân với màu sắc nhã nhặn, nam tính. Người thân trong gia đình chú rể nên ăn mặc lịch sự theo phong cách truyền thống – nam mặc Âu phục, nữ mặc áo dài.

Cô dâu: Cô dâu trong đám hỏi nên mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân, kết hợp với trang sức và giày cao gót. Vì mặc áo dài dễ xảy ra những sự cố nhỏ, cô dâu nên chuẩn bị trang phục trước ít nhất một tháng. Người thân trong gia đình cô dâu cũng nên ăn mặc lịch sự theo phong cách truyền thống – nam mặc Âu phục, nữ mặc áo dài.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì 2

Ngoài cặp uyên ương, gia đình hai họ cũng cần nắm rõ đám hỏi cần chuẩn bị gì về mặt phục trang

2. Không gian

Đây là phần dành riêng cho nhà gái vì toàn bộ đám hỏi sẽ diễn ra tại nhà này. Trước ngày diễn ra đám hỏi, toàn bộ ngôi nhà nên được dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng tươm tất. Khu vực quan trọng nhất là nơi đặt bàn thờ gia tiên và cổng đón khách vào nhà. Nếu nhà gái muốn thể hiện sự chỉn chu và gia thế quyền quý, trong phòng khách nên có phông trang trí gắn tên cô dâu – chú rể, ngoài cổng nên có nhiều hoa tươi dẫn vào tới gian chính, bàn trà nên được bày biện đẹp mắt với bộ ấm chén có giá trị.

3. Đội bưng quả

Nhà trai: Tùy vào số mâm quả, nhà trai có thể mời lượng người bưng tương ứng và thường thì đó sẽ là anh em họ hoặc bạn bè chú rể. Đội bưng quả nên ăn mặc giống phong cách của chú rể và gọn gàng, văn minh nhất có thể.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì 3

Đội bưng quả nhà trai có thể mặc Âu phục lịch sự hoặc áo dài cách tân cho nam

Nhà gái: Lượng người đón quả của nhà gái sẽ được điều chỉnh theo mâm quả từ nhà trai. Người đón quả bên gái cũng thường là chị em họ hoặc bạn bè cô dâu. Trang phục cho đội đón quả thường là áo dài với màu sắc nhã nhặn, tươi vui.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì 4

Đội đón sính lễ nhà gái thường mặc áo dài truyền thống

4. Sính lễ

Sính lễ hay mâm quả là quà tặng của nhà trai cho nhà gái để thể hiện thành ý. Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 – 6 – 8 – 10 mâm đối với phong tục người miền Nam. Mâm quả gồm trầu cau, rượu – thuốc lá, bánh ăn hỏi (bánh xu xê/bánh chưng – bánh dày), xôi gấc – chè – mứt sen, hoa quả tươi, lợn quay và gà luộc.

Đám hỏi cần chuẩn bị gì 6

Mâm quả cưới hỏi 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì giống và khác?
Mâm quả cưới hỏi 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì giống và khác?
Nhìn chung, theo truyền thống cưới hỏi của người Việt, mâm quả cưới hỏi ở miền nào cũng đều...

5. Xem ngày lành tháng tốt

Cũng như đám cưới, đám hỏi truyền thống cần diễn ra vào ngày hoàng đạo theo tử vi phương Đông. Trong thời hiện đại, thủ tục này không còn quá cấp thiết, tuy nhiên gia đình đôi bên vẫn nên cân nhắc kiểm tra bởi “có kiêng có lành”. Đây cũng có thể coi là một biện pháp tâm lý giúp người trong cuộc thấy thoải mái hơn.

From Marry with


Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất