Trong các món lễ vật ăn hỏi, trầu cau là món lễ vật bắt buộc, dù đám hỏi diễn ra ở bất cứ miền nào. Ở miền Bắc, loại cau được ưa chuộng là cau Đông Hải Phòng, trong khi ở miền Nam cau được đưa từ một số tỉnh miền Tây hay từ Quảng Ngãi vào.
Theo truyền thống, những lễ vật ăn hỏi là để thể hiện sự cảm kích của nhà trai trước công ơn nuôi nấng của các bậc sinh thành của cô dâu. Vì vậy, mỗi món lễ vật đều được chuẩn bị chu đáo và đặt trong các tráp son thiếp vàng với nắp đậy. Màu đỏ son của quả tráp là màu hỷ, theo quan niệm dân gian đó là sắc màu của sự may mắn, hạnh phúc. Số lượng tráp và các loại đồ ăn hỏi sẽ khác nhau tùy theo từng địa phương.
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
–Miền Bắc:
Số lượng tráp phải là số lẻ, mang ý nghĩa là sự phát triển. Lễ vật trong tráp lại được tính theo số chẵn, tức là có đôi, có cặp. Thông thường, các món đồ ăn hỏi ở đây sẽ bao gồm: trầu cau, bánh cốm, trà, hạt sen, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, hoa quả, heo quay, xôi gấc…
Ngoài ra, còn có tiền lễ đen là số tiền tượng trưng cho việc thách cưới. Số tiền thường là số lẻ, được chia theo số lượng phong bì lẻ, tùy theo lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên ở phía nhà cô dâu. Khay tiền lễ đen thường được để riêng và được mẹ của chú rể mang đến trao trực tiếp cho mẹ cô dâu.
-Miền Trung:
Ở miền Trung thường không có tục thách cưới. Đồ ăn hỏi thường đơn giản chỉ gồm trầu cau, rượu và trà, bánh phu thê và nến tơ hồng, có thể có bánh kem hoặc bánh dẻo. Đám hỏi được xem như dịp gặp mặt giữa hai gia đình và giới thiệu cặp đôi trước họ hàng thân thích.
-Miền Nam:
Ngược với phong tục miền Bắc, số tráp ở miền Nam luôn phải là số chẵn, thậm chí số người tham gia đám hỏi cũng phải là số chẵn. Người miền Nam thích những buồng cau nhỏ, thường là 60 trái, đồng nghĩa với sự trường thọ. Ngoài bánh kẹo, trà rượu, người miền Nam thường chuẩn bị thêm đồ lễ là áo dài, trang sức cho nàng dâu để chúc cho cặp đôi sắp cưới một tương lai sung túc, ấm no.
Phố đồ ăn hỏi
Ở Hà Nội, bạn có thể tìm thấy tất cả các món đồ lễ cần thiết tại Hàng Than, hoặc các cửa hàng nhỏ ở Kim Mã, Thái Hà, Cầu Giấy. Trong khi đó, ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có dãy phố ăn hỏi khá nhộn nhịp, đó là khu vực Bàn Cờ, đoạn cuối con đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), hoặc khu Chợ Lớn. Nếu chỉ tìm mua trầu cau, bạn có thể đến khu chợ Lê Quang Sung (Q.6).
Ngoài ra, việc trao đổi rõ ràng và thống nhất giữa hai gia đình cũng sẽ giúp cho việc chuẩn bị đồ ăn hỏi trở nên đơn giản và hợp lý hơn.
Marry
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay