Mình đang chuẩn bị kế hoạch mang thai, xin mọi người cho ý kiến về kế hoạch chuẩn bị cũng như chăm sóc sức khỏe như thế nào?
Ứng dụng giúp ngày cưới của bạn thêm hoàn hảo
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất
Mình đang chuẩn bị kế hoạch mang thai, xin mọi người cho ý kiến về kế hoạch chuẩn bị cũng như chăm sóc sức khỏe như thế nào?
trả lời của bạn rất đầy đủ
trước khi mang thai 6 tháng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát, sau đó bạn nên tiêm các loại vacxin, nếu đang uống thuốc tránh thai thì cũng nên dùng trước 3 tháng chuyển qua dùng biện pháp khác như dùng bcs
Để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai và sinh con của mình, bạn cần nắm được vài điều căn bản dưới đây:
... Xem thêm Đóng lại1. Nên ngưng dùng thuốc tránh thai ba tháng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến thai nhi nếu có thai trong khi hoặc sau khi sử dụng thuốc tránh thai.
2. Thời gian nào là tốt nhất để thụ tinh? Làm sao để xác định được ngày rụng trứng?
Theo lý thuyết, sau khi rụng trứng 14 ngày nếu không thụ thai thì sẽ có kỳ kinh kế tiếp. Ngày rụng trứng dự kiến được tính bằng cách trừ đi 14 ngày trở về trước tính theo ngày kinh dự kiến. Do đó, thời gian tốt nhất để thụ thai là từ ngày 8 đến ngày 19 của chu kỳ (ngày hành kinh đầu tiên là ngày 1).
3. Hai vợ chồng sinh hoạt tình dục 1 năm không dùng biện pháp tránh thai với tần suất 2-3 lần/tuần mà không thể có thai thì có thể được chẩn đoán là hiếm muộn và cần sự tác động của các biện pháp y khoa.
4. Khi có thai, phụ nữkhông nên tự ý tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh. Nên trình bày với bác sĩ điều trị để được chỉ định thuốc trị bệnh hợp lý trong thời gian mang thai.
5. Nên chuẩn bị về mặt sức khỏe như thế nào để mang thai? Những thói quen nào nên tránh?
Nên giữ gìn sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục đều đặn để giữ cho tinh thần sản khoái, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ. Có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý trong một thời gian trước khi mang thai. Tránh làm việc quá căng thẳng, uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
6.Các thai phụ có nhu cầu năng lượng tăng khoảng 300Kcal/ngày. Thai phụ cần bổ sung các axit béo không no dạng omega-3, omega-6; các axít béo chuỗi dài như DHA, AHA; axit folic; beta caroten, vitamin A; vitamin C; vitamin D; canxi; carbonhydrat…
7.Khi một trong hai vợ chồng hoặc trong hai gia đình đã có thành viên bị mắc một số bệnh tật di truyền nào đó như thừa ngón (6 ngón) hoặc dính ngón, teo cơ, chậm phát triển tâm thần và trí tuệ, não úng thủy, down, rối loạn thị lực, dị ứng mãn tính, cao huyết áp, béo phì, ung thư, trầm cảm… thì cần phải gặp bác sĩ di truyền để tham khảo ý kiến trước khi quyết định sinh con.
8.Nên chích ngừa đầy đủ các loại vắc-xin: rubella, thủy đậu, uốn ván, viêm gan B, cúm, viêm não Nhật Bản. Cần làm kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai như Siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm hóa sinh và công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm, khám phụ khoa.
9.Phụ nữ quá suy dinh dưỡng hoặc béo phì đều không tốt khi mang thai. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng công thức: Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Nếu chỉ số BMI 23: Người quá béo. 6 tháng trước khi mang thai là thời điểm thích hợp để phù nữ điều chỉnh cân nặng cho phù hợp để mang thai.
10.Tinh thần khỏe khoắn giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn và giúp thai nhi khỏe mạnh suốt chín tháng trong bụng mẹ. Những căng thẳng khi mang thai, đặc biệt là bệnh stress trầm cảm có thể gây khó khăn rất nhiều cho người mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh con, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Mình cũng muốn xin vài kinh nghiệm.
Nên cai rượu, bia, thuốc lá và ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng.