Bạn gặp áp lực khi mua trang sức kim cương, đa phần là nhẫn cưới vì chưa có kinh nghiệm? Marry đã tổng hợp một số thông tin cần thiết cho bất kỳ ai khi chọn kim cương. Bạn nhớ tham khảo và đừng lo lắng, chắc chắn bạn sẽ chọn được món trang sức ưng ý với các yếu tố sau:
Hình dạng
Kim cương thô sau khi khai thác phải trải qua quá trình chế tác cực kỳ phức tạp trước khi trở thành món trang sức quý giá. Hình dạng sau khi mài giũa sẽ quyết định khả năng phản quang và độ trong của viên kim cương. Có 9 dạng phổ biến:
- Hình nhữ nhật bo góc (Cushion): Tạo cảm giác dày dặn
- Hình tròn (round): Phổ biến nhất vì phản quang tốt nhất với 58 mặt cắ
- Hình chữ nhật xếp tầng (Emerald): Phản quang kém nhưng thể hiện độ trong rõ ràng, thích hợp với kim cương có độ tinh khiết cao
- Hình bầu dục (Oval): Phản quang tốt, tạo cảm giác viên kim cương to và ngón tay dài hơn
- Hình trái tim (Heart): Chắc hẳn rất được các nàng yêu thích, hình dạng này đòi hỏi chế tác tinh xảo để hai nửa phải giống hệt nhau
- Hình hạt thóc (Marquise): Giữ lại được nhiều kim cương nhất
- Hình giọt lệ/trái lê (Perl): Hình dạng như giọt nước, tạo cảm giác ngón tay thuôn dài
- Hình vuông góc nhọn (Princess): Không hề có góc bo tròn, thích hợp dùng cho các mẫu nhẫn đính hôn
- Hình chữ nhật vạt góc (Radiant): Tương tự Princess nhưng góc được bo tròn
Trọng lượng
Trọng lượng kim cương tính bằng đơn vị carat (tương đương với 0,2 gram). Kim cương càng nặng, giá trị càng cao và thường tăng theo cấp số nhân bởi kim cương to rất hiếm.
Tuy nhiên khối lượng không tương đồng với kích thước như nhiều người lầm tưởng. Bạn cần có dụng cụ đo lường chuyên nghiệp chứ không thể đánh giá chính xác bằng mắt thường.
Màu sắc
Màu sắc là yếu tố quan trọng khi định giá kim cương. Kim cương tự nhiên vốn có màu trắng nhưng chúng thường tạo cảm giác có màu vàng nhạt, đục và kém tinh khiết. Do đó, các viên kim cương trong suốt cực kỳ hiếm thấy và hiển nhiên vô cùng đắt đỏ.
Độ trong
Đây là yếu tố thứ ba để đánh giá giá trị một viên kim cương. Độ trong suốt để đo số lượng và kích thước các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng…
Các thông số đo độ trong suốt bao gồm:
- Flawless (FL), Internally Flawless (IF): Hoàn hảo, gần như không có khiếm khuyết, loại này cực kỳ hiếm
- Very Very Slightly Included (VVS1, VVS2): Rất sáng, khó nhìn thấy khiếm khuyết dù phóng to 10 lần
- Very Slightly Included (VS1, VS2): Khá sáng, nhưng có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường
- Slightly Included (SI1, SI2): Thấy rõ tạp chất bằng mắt thường
- Included (I1, I2, I3): Chất lượng kém nhất, nhiều khiếm khuyết và thấy được bằng mắt thường
Chứng nhận chất lượng
Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng là chứng nhận chất lượng. Một món trang sức kim cương có giấy chứng nhận rõ ràng chắc chắn đắt hơn kim cương không rõ xuất xứ. Tuy nhiên, chứng nhận giúp người mua chắc chắn về nguồn gốc, các thông số quan trọng để định giá kim cương.
Giấy chứng nhận kim cương thường được cấp bởi Gemological Institute of America (GIA) hoặc American Gem Society Laboratories (AGSL), đây là hai phòng thí nghiệm uy tín nhất trong ngành công nghiệp kim cương.
Các đặc điểm chất lượng của kim cương rất rõ ràng và đơn giản. Tin tưởng bạn đã có một vốn kiến thức kha khá, đủ để chọn được món trang sức kim cương ưng ý rồi đấy!
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay