Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú

13:36, 25/11/2018 bởi: Yên Chi
 0 bình luận  0 love

Bộ tráp gồm 9 mâm quả với số lễ vật trong mỗi mâm là số chẵn.

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Chiều nay, Á hậu Thanh Tú đã cử hành lễ ăn hỏi với doanh nhân Nguyễn Thành Phương theo phong tục truyền thống của người Hà Nội xưa. Đám hỏi của người đẹp nổi tiếng trong showbiz thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận, trong đó, cách chọn lựa, bài trí mâm quả ăn hỏi của họ cũng là điều mà nhiều cặp uyên ương quan tâm.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa Tài trợ bởi: JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Chú rể Nguyễn Thành Phương đã chọn bộ tráp ăn hỏi với 9 mâm quả sơn mài đỏ hình lục giác, vừa mang nét truyền thống lại pha chút hiện đại cho ngày vui của mình. Theo phong tục của miền Bắc, con số 9 là biểu tượng của tài lộc, sinh sôi nảy nở, may mắn và hạnh phúc.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Mỗi mâm quả đều được trang trí cầu kỳ, tỉ mẩn bởi những bông hoa nhập khẩu từ nước ngoài. Các mâm quả không thể thiếu trong lễ ăn hỏi gồm: mâm quả đựng hộp chè Ô long hảo hạng, mứt sen, bánh cốm đều được chú rể chuẩn bị một cách cẩn thận. Ngoài ra, mâm quả mà gia đình chú rể mang sang cũng có bánh xu xê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng son sắt, là lời chúc phúc thành đôi cho uyên ương.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Theo anh Vũ Phi Điệp, người thiết kế và thực hiện bộ tráp ăn hỏi cho Á hậu Thanh Tú, tất cả các đồ lễ trong tráp đều có chất lượng hảo hạng. Đặc biệt, tráp rượu thuốc được chú rể tận tay chọn lựa để mang sang nhà cô dâu thể hiện sự trân trọng, tỉ mỉ đối với ngày vui của mình.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Mâm trầu cau gồm có những trái cau được chọn lựa kỹ càng, kết cùng hoa cau và lá trầu tạo nét hài hòa. Số lượng cau là con số chẵn ngụ ý về sự sinh sôi, nảy nở và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Theo quan niệm của người Á đông, cam là biểu tượng cho sức khỏe tràn đầy, may mắn sung túc. Do đó, gia đình chú rể đã chọn lựa những trái cam nhập khẩu với màu vàng tươi nổi bật được chọn cho mâm quả kết rồng.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Kết đôi cùng mâm quả kết rồng là mâm quả kết phượng với loại quả chủ đạo là táo. Trong tiếng Hán, táo được gọi là ‘bình quả’, chữ ‘bình’ trong từ ‘hòa bình’ thể hiện mong muốn về một mối quan hệ hòa hợp giữa vợ chồng tương lai.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Cốt tráp trong đám hỏi Á hậu Thanh Tú giống với bộ tráp của Hoa khôi Lan Khuê. Bộ tráp đều được làm từ gỗ tự nhiên, đòi hỏi các khâu từ bó hom, làm vóc, mài và sơn đều phải thực hiện tỉ mỉ bởi bàn tay của người thợ tay nghề cao. Đây là loại tráp sơn mài 18 lớp và hoàn thành trong 100 ngày (sơn mài thông thường chỉ được phủ 10 lớp sơn và hoàn thành trong 30-40 ngày).

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Ngoài tráp lễ truyền thống, chú rể còn lựa chọn tráp bánh macaron mang phong cách hiện đại. Việc những chiếc bánh chuyển màu từ hồng đến trắng thể hiện phần nào cá tính trẻ trung của cô dâu chú rể.

 

Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú  

Tổng thể bộ tráp hài hòa về màu sắc, tông hoa trắng xanh trên nền tráp đỏ đặc trưng của đám cưới Việt truyền thống nhưng vẫn có tính hiện đại.

 

Ảnh: Phi Điệp Wedding Planner

Ngôi sao

From Marry with


Bình luận

0 bình luận
Video mới nhất
Những câu nói hay về tình yêu hay ngôn tình trong cuộc sống hiện nay đã được truyền tải một cách khéo léo qua tác phẩm nghệ thuật – tranh vẽ. Mỗi nét vẽ là sự khắc họa câu chuyện tình yêu chi tiết nhất.
Cộng đồng
Khuyến mãi cưới mới nhất
Từ khóa được quan tâm nhất