13:36, 01/09/2016 bởi:
Thanh Ngọc
Đám cưới của bạn và hôn phu là dịp để chia sẻ tình yêu và hạnh phúc của bạn, đồng thời công bố rộng rãi với họ hàng, bạn bè thân thiết về tình trạng hôn nhân của bạn. Tuy nhiên, đôi lúc việc tổ chức lễ cưới khó tránh được những sơ suất khiến khách mời phật lòng.
Là chủ tiệc, bạn và hôn phu đều muốn từng người khách đến dự hôn lễ của mình được tận hưởng buổi tiệc vui vẻ đầm ấm và hoàn hảo nhất. Một số điều sau đây khiến khách mời phàn nàn và có ấn tượng không mấy vui vẻ về đám cưới, bạn nên lưu ý để tổ chức đám cưới tốt hơn.
1. Chọn sai ngày cưới:
Nếu ngày cưới của bạn trùng vào những ngày Lễ – Tết, các dịp Noel hoặc các trùng vào các ngày nghỉ lễ dài, khách mời hẳn đã có lịch trình đi du lịch hoặc có các cuộc hẹn tụ họp với gia đình, bạn bè. Họ sẽ bối rối khi nhận được thiệp cưới của bạn sau khi kiểm tra lịch đấy. Thậm chí, nếu chọn ngày cưới trùng vào ngày diễn ra trận chung kết World Cup quốc tế, bạn phải đề phòng chuyện nhiều khách không thân thiết không đến dự tiệc cưới của bạn.
Để tránh việc này, bạn nên kiểm tra lịch đặt sảnh đãi cưới với nhà hàng, trung tâm tiệc cưới trước để xác định các ngày thích hợp. Sau đó, bạn kiểm xem trong các ngày đó có ngày nào trùng với các dịp lễ lớn hoặc các sự kiện quan trọng hay không để tránh các ngày đó. Khi đã xác định lịch thì nhanh chóng đặt tiệc giữ chỗ, đồng thời báo trước cho khách mời về ngày cưới của mình sớm ít nhất 2 tuần để họ dễ sắp xếp.
2. Thiệp mời rối rắm:
Một số cô dâu chú rể vì muốn đám cưới của mình được trang trọng và hòa hợp với theme tiệc cưới chung, họ thêm một số thông tin vào
thiệp cưới, chẳng hạn: Vui lòng mặc trang phục màu xanh theo tông màu chủ đề, Xin vui lòng xác nhận bạn có tham dự hay không, Tiệc trang trọng, vui lòng không đưa trẻ em theo… Nếu chỉ để 1 thông tin trên lên thiệp cưới thì dễ chấp nhận, nhưng nếu vì quá cầu toàn, bạn yêu cầu quá nhiều lên thiệp cưới, người nhận thiệp sẽ có cảm giác họ đang nhận bảng nội quy và… mất cảm hứng dự đám cưới của bạn.
3. Chỗ ngồi không thoải mái
Sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời cũng là cả một nhiệm vụ khó khăn. Nếu bạn xếp khách cao tuổi ngồi chung bàn với những bạn trẻ, họ sẽ cảm thấy ồn ào và không hòa hợp được. Hoặc nếu nhà hàng xếp quá nhiều ghế chung 1 bàn, khách ngồi ăn mà cứ chạm khuỷu tay vào nhau, chắc chắn họ sẽ thấy rất khó chịu.
Do đó, bạn nên phân bàn tiệc thành từng nhóm và nhờ người thân, bạn bè đưa khách vào đúng chỗ đã sắp xếp để họ cảm thấy vui vẻ hơn và dễ trò chuyện với người quen hoặc người cùng lứa. Để đảm bảo chỗ ngồi thoải mái, bạn nên đến xem trước sảnh cưới và nhờ sắp trước bàn để kiểm tra xem chỗ ngồi của khách có quá chật chội, chung đụng hay không. Hoa cưới để bàn quá cao, quá rườm rà che mắt khách mời cũng dễ khiến họ bực bội, bạn đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ này nhé.
Sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc cưới thế nào cho hợp lý?
Việc sắp xếp chỗ ngồi cho các vị khách của bạn trước lễ cưới không nên được thông báo trước ngày...
4. Thời tiết khó chịu
Chọn ngày cưới xui xẻo vào ngày mưa sẽ gây nhiều khó khăn cho đám cưới của bạn và cản trở khách mời đến chia vui cùng bạn. Mưa gió ướt át đôi lúc sẽ rửa trôi lớp trang điểm và kiểu tóc cầu kỳ của quan khách, khiến họ cực kỳ khó chịu.
Bạn chẳng làm gì được nếu cơn mưa bất tử đổ xuống, hoặc nắng nóng hừng hực trong lễ cưới ban trưa. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị trước những việc nho nhỏ để khách cảm thấy thoải mái như chuẩn bị khăn lông cho khách. Trời nắng nóng bạn có thể chuẩn bị quạt tay cho khách sử dụng.
Ứng phó với tình huống đám cưới ngay ngày mưa
Chẳng thoải mái gì khi ngày đám cưới của bạn lại rơi vào một ngày mưa dầm. Bạn không thể lạy...
5. Thức ăn tệ hại:
Dù bạn ăn mặc kiêu sa như nữ hoàng trong lễ cưới, hoặc sảnh tiệc trang hoàng lộng lẫy đến đâu, ấn tượng đẹp của quan khách về hôn lễ sẽ tan như bóng xà phòng nếu nhà hàng phục vụ các món ăn quá tệ. Nhiều lễ cưới của người Việt Nam hiện nay chú trọng về sự sang trọng về hình thức nhưng thức ăn không ngon, hoặc lượng thức ăn quá ít khiến quan khách không đủ no sẽ khiến đám cưới rớt điểm ngay.
Rất khó ước lượng được mức ăn của tất cả quan khách trong buổi tiệc, do đó tốt nhất bạn nên đặt thử bàn tiệc để kiểm tra chất lượng và số lượng món ăn trong thực đơn. Tiệc cưới đãi khách đại trà nên bạn đừng cố công chọn những món quá mới lạ khác biệt vì có thể nhiều người quen dùng, chỉ nên chọn nguyên vật liệu quen thuộc nhưng đổi mới cách chế biến. Ngoài ra, chú ý những món có khả năng gây dị ứng như sứa, đậu phộng, Bạn cũng nên dặn trước quản lý nhà hàng nên có khoảng thời gian ngừng giữa các món, tránh việc khách chưa ăn xong món này đã thấy nhà hàng hối hả dọn đi để cho món mới lên.
Xu hướng các món trong thực đơn tiệc cưới hiện đại
Thực đơn tiệc cưới 2014 sẽ mang đến cho mùa cưới năm nay 2 xu hướng chủ đạo, hứa hẹn mới mẻ hơn...
6. Nghi lễ quá nhiều và quá dài
Cô dâu chú rể là chủ nhân quan trọng của bữa tiệc, khi bạn bước lên sân khấu thực hiện nghi lễ cưới, quan khách sẽ dõi theo bạn. Nhưng, lại chữ nhưng, sự tập trung của khách chỉ trong một thời gian ngắn, bạn đừng làm không khí buổi tiệc lê thê bằng quá nhiều nghi thức rườm rà và bài diễn văn dài dòng về quá trình yêu đương của lứa đôi.
Đám cưới chỉ có một lần trong đời, do đó rất khó để chủ tiệc kiểm soát được cảm xúc của mình. Nhưng bạn cũng nên nghĩ tới rất nhiều quan khách bên dưới, có thể câu chuyện của bạn không đủ hấp dẫn họ đâu. Tốt nhất, bạn nên lên trước kịch bản cưới, đo đếm thời lượng của nghi lễ cưới trên sân khấu. Hoặc có thể nhờ người chỉnh nhạc vặn nhạc to lên khi họ cảm thấy bạn đang quá sa đà cảm xúc trên sân khấu, đó là cách mà ban tổ chức giải Oscar điện ảnh mời khách về chỗ hiệu quả đấy.
7. Nhạc đám cưới quá to:
Nhạc đám cưới là một trong những điều gây phiền lòng nhất cho quan khách khi tham dự đám cưới. Dàn loa công suất lớn dội thùm thùm vào tai suốt hơn 1 tiếng khiên khách mời phàn nàn vì mệt mỏi, vừa không thể trò chuyện gì với nhau cả. Tại nhiều đám cưới của người Việt, khách mời đăng ký bài hát tặng cô dâu chú rể nhưng giọng ca không hay cũng khiến nhiều người ngồi bên dưới cau mày khó chịu.
Bạn nên có bảng kế hoạch rõ ràng về việc chuẩn bị nhạc đám cưới. Lúc đón khách và khi chào khách về nên chọn những bản nhạc giao hưởng nhẹ nhàng. Trong lúc đám cưới, nhờ trước một số bạn hữu có giọng ca hay đăng ký hát trong khi đãi khách và nhờ bạn thân kiểm soát danh sách những người đăng ký lên hát nhé. Đừng lo không có người hát sẽ làm đám cưới buồn bã, bạn có thể phát nhạc đám cưới vui nhộn và tưng bừng, thế còn tốt hơn tra tấn khách mời bằng những giọng ca khó nghe.
Bạn có từng tham dự hôn lễ nào mà gặp phải người MC đám cưới thiếu kỹ năng, kể lại tiểu sử tình yêu của cô dâu chú rể bằng câu chuyện sến súa của ai đó chưa? MC không khéo ăn nói hoặc cách nói chuyện rập khuôn sáo rỗng cũng khiến nhiều khách khó chịu lắm. Nhiều nhà hàng sắp xếp sẵn MC nếu bạn đặt tiệc trọn gói. Bạn nên thu xếp gặp gỡ MC trước lễ cưới và bàn nội dung mà người MC này sẽ phát biểu trong hôn lễ của bạn.
(hình có tính chất minh họa)
9. Cô dâu mất nhiều thời gian thay váy áo, không có giờ gặp gỡ quan khách:
Đây cũng là một trong những “bệnh” khó chữa của đám cưới kiểu Việt, đặc biệt là tại những vùng quê. Cô dâu thường thay tới 5-7 bộ váy cưới trong ngày trọng đại của mình. Vì mất quá nhiều thời gian thay trang phục và chỉnh sửa tóc, cô dâu hầu như mất hút khỏi tiệc cưới.
Số lượng váy cưới bạn thay trong ngày vui chỉ nên giới hạn từ 2 – 3 bộ: một bộ khi đón khách, một bộ gọn nhẹ để chào bàn, nếu được thì thêm một bộ để chào khách và dừng tại đây, đừng quá tham chọn quá nhiều váy cưới.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay