1.Kính thưa các loại chi phí
Những ai đã từng trải qua việc cưới xin thường đùa rằng, chỉ cần nghĩ đến các hạng mục cần phải lo cho ngày cưới cũng có thể là nguyên nhân khiến các loại thuốc trị đau đầu cháy hàng. Thật vậy, từ những chi phí có tên như đặt tiệc cưới, váy cưới, chụp ảnh,… cho đến những món vô danh như tiền điện thoại, xăng xe đi đưa thiệp mời, trang trí cổng hoa xe cưới,… cũng đủ để cho cô dâu và chú rể tương lai chau mày nhăn trán rồi lên án, cãi nhau.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Chi phí đám cưới là nguyên nhân gây đau đầu cho rất nhiều cặp đôi
Giải pháp: Khảo sát giá cả kỹ càng, lập kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng, thực thi tài chính đầy kỹ năng theo hướng không vì sở thích cá nhân hoặc phút bốc đồng nhất thời mà vượt chi so với dự định. Ngoài ra, khi dự trù kinh phí đám cưới, hai bạn cũng nên để dôi ra khoảng 10-20% dành cho những khoản chi ngoài dự kiến “có thể chấp nhận được”.
2.Hội chứng cô dâu
Đây là điều rất thường xảy ra đối với bất kỳ tân giai nhân nào trước ngày cưới. Cảm giác của bạn có thể là hụt hơi khi có quá nhiều điều phải lo mà “Càng lo lòng lại càng thấy lo hơn”. Hội chứng cô dâu sẽ khiến bạn cảm thấy như bầu trời sắp sụp đến nơi vì “Chẳng biết khách mời có đến đông đủ không”, “Ôi mình sẽ trông thế nào trong ngày cưới”, hay “Chiếc áo cưới nào mới phù hợp với dáng mình nhỉ”,… Từ những nỗi lo đã được bản thân vô ý thổi phồng lên này, rất có khả năng bạn sẽ san sẻ chúng với tân lang của mình (cũng đang gánh trên vai không ít nỗi lo khác cho ngày cưới sắp đến). Kết quả là tài khoản lo lắng của hai bạn sẽ sinh lời nhanh chóng, đồng thời mức độ “nhiều lời” của cả hai cũng sẽ dần tăng lên.
Hội chứng cô dâu sẽ khiến bạn cảm thấy như bầu trời sắp sụp đến nơi
Giải pháp: Hãy bình tĩnh. Ngày cưới được tạo ra là để chúc phúc cho hai bạn. Do đó, mọi thủ tục kèm theo chỉ nên là “hương hoa” còn hạnh phúc của hai bạn mới chính là “trái ngọt”. Tuy nhiên, để “hương hoa” có thể tỏa ngát niềm vui thì điều đầu tiên hai bạn cần làm là lên kế hoạch từ sớm để tránh những cập rập không cần thiết. Hãy hạn chế tình trạng “Nước đến chân mới nhảy”, bạn nhé.
3.Mâu thuẫn tiếng kẻng “ăn cơm”
Với tâm lý đằng nào chúng ta cũng thuộc về nhau, nhiều ông xã tương lai lại có vẻ hấp tấp muốn “gạo được nấu thành cơm” sớm hơn thời khắc “đong gạo” về nhà. Thế nhưng, với nhiều chị em phụ nữ vẫn trân trọng phút giây chính thức được mọi người công nhận nên nghĩa vợ chồng, họ có thể chưa sẵn lòng đưa ngay “ván cho chàng đóng thuyền”. Tuy chỉ còn vài tuần hoặc vài tháng nữa là đến ngày đợi mong, và mâu thuẫn tưởng như cũng chẳng có gì to tát nhưng rất có thể đó lại là “cái tát” tình cảm cho cả hai phía.
Mâu thuẫn tiếng kẻng “ăn cơm” cũng có thể đẩy đám cưới của hai bạn vào tình huống vô cùng căng thẳng
Giải pháp: Nếu bạn cũng rơi vào tình huống tương tự, hãy nhẹ nhàng bỏ nhỏ với chàng cố gắng đợi thêm một thời gian ngắn nữa thôi là “Châu về hợp phố”. Với bất kỳ chàng trai nào có tình yêu nghiêm túc và tình cảm chân thành để quyết định tiến tới đám cưới với bạn, chàng sẽ càng trân trọng và yêu bạn hơn khi nỗ lực chờ đợi của chàng được đền bù xứng đáng đêm tân hôn.
4. Xung đột và khác biệt vùng miền
Nếu những khác biệt về lối sống, sở thích,… đôi khi là lực hút thưở đầu yêu nhau thì những sự lệch pha về văn hóa, nếp nghĩ vùng miền lại rất có thể là lực đẩy đôi lứa trước đám cưới. Cụ thể, nếu là sự kết hợp chàng Bắc nàng Nam thì những cô dâu tương lai kỹ tính muốn tự tay trải giường cưới sẽ cảm thấy khó chịu khi việc này lại được mẹ chồng tương lai chỉ định một người khác làm (theo tục trải giường của người Bắc). Hay những bất đồng trong nghi lễ cưới hỏi: người miền Nam có lễ lên đèn còn miền Bắc thì không, hoặc mẹ chồng người Bắc không đi đón con dâu như trong Nam,…
Cần bình tĩnh, ôn hòa, nhẹ nhàng giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt, khi nó liên quan đến người lớn trong nhà
Giải pháp: Đây là thời điểm bạn cần nghiêm túc xác định tinh thần hòa nhập và học hỏi những dị biệt văn hóa gia đình chồng vì một hôn nhân hạnh phúc bền vững sau này. Hai bạn cần đối thoại thẳng thắn và cởi mở để hiểu và cùng tìm ra giải pháp dung hòa phù hợp nhất. Nếu xảy ra sự bất đồng với gia đình nhà chồng/nhà vợ tương lai thì cần bình tĩnh, ôn hòa giải quyết, tránh nóng nảy, dùng lời lẽ khó nghe.
5.Mời người yêu cũ, nên chăng?
Trong danh sách khách mời của cả hai, rất có thể một vài cái tên với tư cách là người yêu cũ của bạn sẽ khiến cho nhân vật nam chính của buổi tiệc cưới không vui. Tương tự, sự xuất hiện của một hoặc vài mối tình cũ của chàng trong ngày cưới có thể châm ngòi cho sự “bằng mặt không bằng lòng” nơi cô dâu là bạn nhiều ngày sau đó.
Các bạn có thể trao đổi thẳng thắn với chồng/vợ của mình là có mời người yêu cũ tới dự đám cưới không
Giải pháp: Người Việt ta đôi khi hay giấu sự khó chịu trong lòng và thường ừ hử cho qua chuyện. Những bực bội và ấm ức này hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ hôn nhân tương lai của bạn đâu. Hãy thẳng thắn bày tỏ và tiếp thu ý kiến của nhau. Tuy nhiên, quá khứ vẫn luôn là quá khứ, cũng như bạn mới là “thì hiện tại” của chàng. Vậy sao, bạn không thử mở lòng và tươi cười với những “thì quá khứ” của ông xã ngay trong tiệc cưới nếu anh ấy có ý mời người cũ đến chiêm ngưỡng niềm vui mới của mình.
Trên đây là các ngôi vị quán quân về tranh cãi thường gặp trước ngày cưới của các cặp đôi. Bạn đã biết tỏng hết chúng rồi và cần luôn đề cao cảnh giác với bọn chúng, bạn nhé. Chúc cho hai bạn nếu có Bất Đồng trước ngày hôn nhân trọng đại thì đó chỉ nên là viết tắt của cụm “Bất chợt mắng yêu, Đồng điệu đôi lứa” thôi nha bạn.
Trang Vàng
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay