1. Áo dài đỏ ngày đám hỏi?
Từ xa xưa, chiếc áo dài truyền thống dường như đã quá quen thuộc và gần như được mặc định là trang phục không thể thiếu dành cho cô dâu trong mỗi đám hỏi. Ngày nay, chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa cưới hỏi phương Tây, dù chiếc áo dài đám hỏi được nhiều cô dâu lựa chọn, song một số khác lại muốn thay đổi: Đám hỏi liệu có nhất thiết phải mặc áo dài?
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Theo quan điểm từ xa xưa, đám hỏi là ngày quan trọng, mang tính truyền thống, gồm sự có mặt của họ hàng hai bên, vì thế cô dâu chọn áo dài là trang phục phù hợp nhất. Tất nhiên, áo dài là trang phục truyền thống khuyên dùng cho đám hỏi, nhưng nếu bạn là cô dâu có phong cách hiện đại và cá tính, sau khi bàn bạc và thống nhất với nhà trai, bạn có thể chọn mặc áo dài khi làm lễ và diện một chiếc váy khi dự tiệc cùng khách mời sẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên kiểu dáng tốt nhất nên đơn giản và kín đáo, tránh những kiểu váy cúp ngực, xẻ tà, khoét lưng táo bạo.
2. Váy cưới trắng ngày trọng đại?
Bấy lâu nay, các cô dâu luôn mặc định phải mặc váy trắng trong ngày cưới. Chỉ có những cô dâu thích sự đổi mới, phá cách mới chọn váy cưới màu khác. Tuy nhiên, quy tắc ngầm hà khắc đó xuất hiện từ bao giờ? Nếu nghĩ rằng váy cưới từ hồi nào tới giờ vẫn màu trắng thì bạn đã nhầm rồi đấy.
Quay trở lại thời kì 176 năm về trước, màu đỏ mới là màu phổ biến nhất được chon để may váy cưới bởi đó là màu của hoa hồng, của sự lãng mạn. Váy màu trắng chỉ được mặc trong một số dịp tuy nhiên vì màu trắng khiến người ta liên tưởng đến màu của tang tóc. Mãi cho đến sau này, khi nữ hoàng Victoria quyết định chọn váy màu trắng trong lễ cưới của mình để thay đổi định kiến trên thì váy trắng mới trở thành xu hướng cho thời trang cưới. Chỉ một vài năm sau đó, tạp chí phụ nữ nổi tiếng lúc bấy giờ, Godey’s Lady Book đã tuyên bố “màu trắng là màu phù hợp nhất cho một chiếc váy cưới, bất kể nó được may với chất liệu gì đi chăng nữa”.
Tạp chí này cũng cho rằng “màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng, ngây thơ của thời con gái và trái tim chân thành của cô ấy dành cho người mình yêu và chọn làm chồng”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là chuẩn mực của nữ hoàng Victoria và tờ tạp chí phụ nữ kia đặt ra mà thôi. Vậy nên, các cô dâu tương lai, hãy cứ thoải mái mặc bất cứ màu gì mình thích cho ngày trọng đại của cuộc đời.
3. Nghi thức không gặp nhau trước lễ rước dâu
Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên. Việc cách trở này hiện này vẫn còn duy trì ở mức 1-3 ngày trước lễ đón dâu ở một số tỉnh thành Việt Nam.
Tuy nhiên, tưởng tượng gặp chuyện gì cấp bách cần giải quyết (mâu thuẫn/hiểu lầm) nhưng lại không được gặp nhau, liệu đám cưới còn vui, còn hạnh phúc tuyệt trần? Do đó, với những cặp đôi hiện đại, chỉ làm đúng nguyên tắc sáng rước dâu, còn 1-3 ngày trước đó vẫn gặp nhau để cùng lo một số việc sót lại cho đám cưới sắp đến. Nếu gia đình hai bên không quá quan ngại chuyện lễ nghi này, bạn và chồng tương lai có thể cảm thấy dễ chịu rất nhiều.
Minh Vy
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay