Theo nhà nghiên cứu tại Đại học bang Utah, gần 60% tất cả các cuộc hôn nhân đều có dấu hiệu căng thẳng với người mẹ chồng, đặc biệt là giữa con dâu và mẹ chồng. Bằng cách nào đó, khuôn mẫu này đã trở thành một phần của cuộc sống bình thường. Mặc dù mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu không nhất thiết cứ phải thật gắn bó
như ruột thịt, thế nhưng duy trì một tình cảm tốt với mẹ chồng là một điều rất quan trọng.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort & Spa tọa lạc tại Bãi Kem, thuộc thị trấn An Thới, cách sân bay Phú Quốc khoảng 18,3 km và cách thị trấn Dương Đông 28,4km.
Kinh Romans 12:18 nói chúng ta nên chung sống hòa bình với tất cả mọi người, với mẹ chồng cũng không hề ngoại lệ. Thế nên dưới đây là những lý do chính yếu gây nên mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu, cùng những gợi ý để chúng ta có thể chung sống hòa thuận trong gia đình chồng:
Đây cũng chính là lý do khiến các nàng dâu gặp căng thẳng nhiều nhất. Ví dụ như họ phải nghe lời mẹ chồng trong tất cả mọi việc lớn nhỏ: từ đi làm ở đâu, chơi với ai đến việc lau nhà như thế nào, rửa
bát thế nào, ăn uống ra sao, và thậm chí cả việc ăn mặc của họ.
Làm thế nào để bạn cải thiện tình hình trong trường hợp này? Theo kinh nghiệm của một số nàng dâu là bạn cần chuẩn bị cẩn thận cho buổi gặp mặt đầu tiên. Bạn có thể gây ấn tượng tốt nhưng cần phải
chuẩn bị trước những điều mà mẹ chồng có thể đánh giá sai về bạn và đưa ra câu trả lời thích hợp. Điều này cũng giúp bạn sẽ không có phản ứng thái quá khi gặp một câu hỏi bất ngờ nào đó.
Trong trường hợp trực tiếp, hãy có thái độ mềm mỏng và cám ơn sự quan tâm của mẹ chồng. Nhưng đừng quên cho mẹ chồng biết ý kiến của bạn. Và bạn có thể lấy lòng bà ngay từ đầu bằng cách hỏi ý kiến trước về mọi việc, xin bà hướng dẫn bạn và trao đổi thẳng thắn về quan điểm của bạn. Nếu bạn có một người mẹ chồng rất khó tính, hãy thử cách hỏi ý kiến bà trước và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của việc này.
Những ‘đụng-độ’ như thế này có thể gia tăng theo độ tuổi. “Một phụ nữ 20 tuổi có thể không được tự tin về ý kiến của riêng mình. Nếu cô ấy có một người mẹ chồng đã trải qua 40 năm của cuộc sống, việc này như thể bà đang ra thử thách với cô ấy”, Tiến sĩ Everett Worthington, một giáo sư tại Virginia Commonwealth University với mối quan tâm đặc biệt trong vai trò của mẹ chồng. “Nhưng một phụ nữ trung niên sẽ có những quan điểm của riêng và họ sẽ có những phản ứng khác đối với mẹ chồng khi mới về nhà.”
Vấn đề của bạn là phải làm sao để mẹ chồng thấy bạn muốn giải quyết vấn đề một cách tích cực, chứ không phải là tranh cãi ai đúng và ai sai. Đừng bao giờ trả lời bà một cách phán quyết ‘không phải’ hoặc ‘con không muốn’ mà hãy đặt câu hỏi ‘tại sao’ trước. Sau đó bạn có thể lái vấn đề tranh cãi thành trao đổi với những câu như ‘con nghĩ là với cách này thì tốt hơn’. Và điều quan trọng nhất đó là bạn phải trao đổi bằng một tâm hồn cởi mở.
Đây là vấn đề của những nàng dâu ao ước được có một đời sống riêng tư của mình như hồi còn độc thân. Hãy thử tưởng tượng bạn có một công việc, một người chồng để chăm sóc, hai đứa con nhỏ để nuôi nấng và bây giờ bạn phải chia sẻ thêm thời gian cho mẹ chồng mỗi ngày. “Ban đầu bạn sẽ thấy được quan tâm, yêu thương từ gia đình chồng, nhưng về sau bạn nhận ra đó là một sự quản thúc đối với con dâu” – Amy.
Thực sự là bạn không thể che giấu mãi cảm giác của bạn trong tình huống này. Nếu không thể cải thiện tình hình bằng hành động, hãy nói thật với mẹ chồng rằng bạn cảm thấy như thế nào. Bạn có thể đặt ra những sự lựa chọn và thực hiện những cam kết ngầm giữa bạn và mẹ chồng. Ví dụ như: đi chợ với mẹ vào những ngày cuối tuần, ăn tối ở ngoài vào thứ 4… Nhưng nhớ phải thực hiện một cách đều đặn và ít có ngoại lệ. Bạn cũng cần phải cảm thấy thực sự vui vẻ khi thực hiện những việc này.
Tất cả những bà mẹ đều có xu hướng sợ mất con trai khi của mình khi họ kết hôn và có vợ có con. Tiến sĩ Peter A. Wish, cựu ủy viên quốc gia phụ trách chuyên mục Kinh nghiệm gia đình (The Family Experience), nói rằng: “Thường đó là vấn đề của những bà mẹ không-muốn-cho-đi. Người mẹ không nhận ra con trai mình đã là một người lớn, và vì vậy bà vẫn tiếp tục chăm sóc anh ấy như một đứa trẻ, ngay cả sau khi anh ta kết hôn và có một gia đình riêng của mình.”
Bạn phải hiểu rằng tình mẫu tử hoàn toàn là điều tự nhiên để hiểu và có thái độ cảm thông với các bà mẹ trong trường hợp này. Bạn
nên có sự phân biệt rõ ràng trong ý thức giữa một người mẹ và vợ. Bạn không cần phải là một người phụ nữ như mẹ chồng của bạn, cũng không cần cố gắng để trở thành bà. Khi đó bạn sẽ thấy rằng bạn cần có những đặc quyền riêng của một người vợ và yêu cầu với chồng của bạn những điều bạn mong muốn để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trên cả tuyệt vời là làm cho mẹ thấy rằng bạn đang muốn vun đắp cho tổ ấm của cả gia đình chứ không phải là đến để lấy đi điều gì.
“Mẹ chồng không bao giờ sai”
Nếu bạn tới một quán ăn có rất nhiều phụ nữ trẻ ở đó, bạn sẽ không ngạc nhiên bởi những cuộc hội thoại như: “Mẹ chồng của mình đã chỉ trích mình từ lúc đám cưới 20 năm về trước cho tới bây giờ”, hoặc “Mẹ chồng của tôi luôn luôn đúng trong mọi việc, không được làm trái ý mẹ bất cứ điều gì nếu không là sẽ ầm ĩ nhà cửa” và nhiều hơn nữa như: “Khoan, có ai thấy vấn đề tranh cãi với mẹ chồng là vô vọng
không, thà tự mình giải quyết còn hơn”.
Hãy nhắc nhở bản thân rằng việc có một mối quan hệ tốt với mẹ chồng là một phần việc để có một gia đình vững mạnh. Nếu bạn không thể làm cho mẹ chồng của bạn nhận ra rằng bà cũng sai lầm trong nhiều vấn đề ngay lập tức thì hãy tìm cách tạo dựng niềm tin.
Đó là cả một quá trình vì vậy như đã nói hãy nhớ rằng bạn cần có một mối quan hệ thật tốt với mẹ chồng. Tại sao không bắt đầu bằng việc xây dựng niềm tin?
Chúc bạn thành công!
Ballroom diện tích 1.267m2 và bờ biển cát trắng hoang sơ, phong cảnh thoáng đãng cho một đám cưới ngoài trời bên bờ biển.
Xem hội nhóm "Cô dâu Marry" nói gì: Tham gia là có quà!
Tham gia ngay